SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 26/4/2024

Bảo vệ quyền lợi NTD

6/28/2013 12:00:00 AM
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các doanh nghiệp, với vai trò là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng phải có quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh và hệ thống quản lý sao cho các quyền của người tiêu dùng được thực thi, đây chính là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2013 đã quy định 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng, đây cũng là những quyền cơ bản của người tiêu dùng được pháp luật và thông lệ quốc tế thừa nhận. Hiểu một cách ngắn gọn và mang nghĩa bao quát nhất, 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng là:

- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: Là quyền được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cơ bản, thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước uống, chăm sóc ý tế….

- Quyền được an toàn: Là quyền được bảo vệ để chống lại những loại hàng hóa, dịch vụ, quy trình sản xuất gây hại đến sức khỏe hoặc đời sống.

- Quyền được thông tin: Được thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời.

- Quyền được lựa chọn: Có đủ các loại hàng hóa, dịch vụ có giá cả hợp lý và chất lượng tương xứng, được quyền quyết định sự lựa chọn của mình.

- Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến, được đối xử công bằng và được trả lời.

- Quyền được bồi thường: Được giải quyết thỏa đáng những khiếu nại đúng đắn, có căn cứ, được bồi thường những thiệt hại khi mua phải hàng hóa, dịch vụ không đúng như quảng cáo hoặc giao kết hợp đồng. Được bảo hành hàng hóa.

- Quyền được giáo dục về tiêu dùng: Được cung cấp những kiến thức, kỹ năng để lựa chọn hàng hóa và dịch vụ; hiểu được các quyền cơ bản cũng như có trách nhiệm và biết hành động trong phạm vi quyền và trách nhiệm của mình.

- Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững.

Đây là những quyền không đương nhiên phát sinh, để có thể hiện thực hóa được những quyền này cần có sự tham gia của cả nhà nước và doanh nghiệp.

                         

                                                                      Khách hàng lựa chọn hàng hóa tại Siêu thị Intimex

Các doanh nghiệp, với vai trò là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng phải có quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh và hệ thống quản lý sao cho các quyền của người tiêu dùng được thực thi, đây chính là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội liên quan đến:

- Vấn đề Marketing và thực hành thông tin trung thực: Thông qua việc thông tin trung thực, không sai lệch, thực hiện kinh doanh công bằng và đúng cam kết. Mặc dù vấn đề thông tin, quảng cáo trung thực không chỉ được đề cập đến ở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn ở rất nhiều văn bản khác, đặc biệt là Luật quảng cáo. Tuy nhiên, thực trạng nội dung quảng cáo hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, việc đưa các thông tin lập lờ, không rõ ràng để người tiêu dùng hiểu sai hoặc cố tình đưa các thông tin không đúng sự thật để lừa dối người tiêu dùng đang diễn ra ngày càng nhiều hơn và tinh vi hơn. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang ở mức báo động và cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan quản lý.

- Vấn đề bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng: Hàng hóa, dịch vụ cung cấp phải an toàn đối với người tiêu dùng trong quá trình sử dụng, đáp ứng được các chuẩn kỹ thuật liên quan đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Có cơ chế thu hồi và khắc phục hậu quả của hàng hóa có khuyết tật.

- Vấn đề tiêu dùng bền vững: Thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường; cung cấp thông tin để giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa dịch vụ cũng như sử dụng hàng hóa dịch vụ giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.

- Vấn đề giải quyết khiếu nại, tranh chấp của người tiêu dùng: Có các biện pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu khiếu nại về sản phẩm cũng như thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại thích hợp và có hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc xem xét, giải quyết khiếu nại để tự hoàn thiện mô hình, cách thức quản lý họat động sản xuất, kinh doanh.

- Vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân và đời tư của người tiêu dùng: Giới hạn việc thu thập các dữ liệu cá nhân ở các thông tin cần thiết cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng với sự cho phép một cách tự nguyện của người tiêu dùng thông qua phương thức thu thập và nội dung thu thập hợp pháp. Đồng thời bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng.

- Vấn đề đảm bảo quyền sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của người tiêu dùng: Không được ngừng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, chất đốt, nước, rác thải, thoát nước…. cho những người không có khả năng chi trả mà không có khung thời gian hợp lý để người tiêu dùng tìm cơ hội chi trả. Khi đặt ra mức giá, chi phí cần tính đến yếu tố tác động xã hội đến các tầng lớp dân cư.

- Vấn đề giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

Với những nội dung cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã đề cập ở trên, đối chiếu với thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, có thể nhận thấy không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt trách nhiệm của mình. Cá biệt có những doanh nghiệp vì lợi nhuận đã có những hành động xâm hại trắng trợn đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như thiết chế pháp luật. Điển hình như trường hợp găm hàng khi có thông tin tăng giá xăng, dầu; tung tin thất thiệt về an ninh lương thực để đẩy giá gạo lên cao; sản xuất bột ngọt, thanh nhôm định hình…. nhưng không xử lý nước thải gây hại nghiêm trọng đến môi trường; quảng cáo sai sự thật trên truyền hình, trên mạng internt…

Trong khi đó, theo quy định của Luật, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ là một tổ chức xã hội. Do đó, họat động của Hội về cơ bản chỉ bó hẹp trong họat động tư vấn, hỗ trợ bảo vệ người tiêu dùng mà không có thẩm quyền giải quyết hay bắt buộc. Với thực tế này, để nâng cao hiệu quả họat động của Hội, góp phần hiện thực hóa “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Hội phải đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, thực hiện vai trò cán cân công lý một cách khách quan khi có khiếu nại.

Đồng thời, để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, Hội cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để không chỉ doanh nghiệp mà bản thân người tiêu dùng hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” từ đó sẽ có những hành động đúng đắn, thiết thực./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Gần 180 đại biểu dự Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Thanh Hà (10/20/2023 5:05:05 PM)
Tổ chức lại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lại người tiêu dùng Việt Nam (9/21/2018 3:56:18 PM)
Nguồn gốc hàng dệt may - khó quản lý (12/7/2017 4:35:06 PM)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (7/6/2017 10:13:20 AM)
Kinh nghiệm kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc thú y, kháng sinh độc hại trong chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới (4/29/2016 3:08:03 PM)
Một số kiến thức cơ bản về mã số - mã vạch (3/31/2016 10:09:32 AM)
Từ "Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới" đến "Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam" (3/22/2016 11:03:07 AM)
Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 (1/21/2016 11:01:54 AM)
Tổng kết Dự án nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (10/13/2015 3:37:09 PM)
Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng (4/24/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong