SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 4/5/2024

Tin hoạt động Sở

3/17/2015 12:00:00 AM
Điện hạt nhân và “bài toán” giá điện
(Công Thương) - Từ 16/3, giá điện chính thức tăng thêm 7,5%. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu giá điện có giảm khi điện hạt nhân (ĐHN) được đưa vào sử dụng?

(Công Thương) - Từ 16/3, giá điện chính thức tăng thêm 7,5%. Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu giá điện có giảm khi điện hạt nhân (ĐHN) được đưa vào sử dụng?

 

                          

Giá điện không chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng ĐHN.

Điện hạt nhân chỉ chiếm 7% công suất điện

Trả lời phóng viên về vấn đề này, ông Đoàn Thế Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Nhiệt điện và điện hạt nhân – Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết: Việc sản xuất điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, phải gần chục năm nữa, ĐHN của Việt Nam mới có thể hoạt động. Đây là một quãng thời gian phát triển rất dài và giá cả thị trường về nguyên liệu cũng như các chỉ số CPI, GDP,... còn nhiều thay đổi. Cho nên trước mắt chưa thể đưa ra một dự đoán nào về giá điện trong tương lai.

“Hiện nay, so với nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực, giá bán điện của Việt Nam vẫn ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất. Chính phủ cũng đã có lộ trình tăng giá điện”, ông Vinh nhấn mạnh.

Theo ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, theo kế hoạch dự kiến, đến năm 2030, tỷ lệ ĐHN chỉ mới chiếm khoảng 7% tổng công suất điện quốc gia. Vì vậy, giá điện không chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng ĐHN.

Việt Nam không coi ĐHN là phương thức cung cấp nguồn điện chủ đạo. Pháp có tỷ lệ ĐHN đến hơn 70%, nhưng điều đó tùy thuộc tính chất đặc thù về điều kiện kinh tế, phát triển xã hội. Hơn nữa, xu hướng chung của thế giới là sử dụng năng lượng tái tạo cùng năng lượng mặt trời, khí và gió… Cho nên năng lượng hạt nhân không bao giờ trở thành nguồn năng lượng chủ yếu.

Đảm bảo an ninh năng lượng

Cũng theo ông Vinh, tuy không trở thành nguồn cung cấp điện chủ đạo, nhưng việc phát triển ĐHN nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Không thể phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn năng lượng. Các nhà quản lý luôn phải tính đến phương án rủi ro khi một loại năng lượng nào đó ngừng hoạt động, phải có một loại năng lượng khác thay thế.

Hiện nay, tổng vốn đầu tư cho ngành điện khoảng 5,864 tỷ USD/năm và từ nay đến năm 2030 là hơn 7,8 tỷ USD/năm. Từ nay đến 2030, bình quân vốn đầu tư cho ngành than là 1,6 tỷ USD/năm. Theo đó, việc đầu tư ĐHN nhằm đáp ứng kỳ vọng giảm nhập khẩu nhiên liệu và năng lượng luôn bất ổn về giá.

Ông Phan Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, hiện nay hệ thống điện Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt điện và thủy điện. Trong đó, thủy điện chiếm gần một nửa tổng công suất nguồn điện quốc gia. Nhưng dự kiến, đến năm 2030, thủy điện chỉ còn khoảng 12%, trong khi nhiệt điện tăng đến hơn một nửa. Trong điều kiện giá thành nhập khẩu nhiên liệu rất đắt đỏ, ĐHN là giải pháp quan trọng. Dự kiến, đến năm 2050, điện hạt nhân sẽ chiếm khoảng 15 - 20% tổng công suất điện.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức (6/23/2023 9:04:55 AM)
Kết quả cải cách hành chính quý II của Sở Công Thương (6/22/2023 8:56:37 AM)
Sở Công Thương triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích (12/22/2021 4:31:26 PM)
Thông báo: Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (2/22/2021 10:35:45 AM)
Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch phát động thi đua năm 2021 (1/27/2021 1:51:32 PM)
Thông báo kết quả tuyển dụng lại viên chức của Sở Công Thương Hải Dương năm 2020 (12/31/2020 8:55:19 AM)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển lại viên chức Vòng 2 của Sở Công Thương năm 2020 (12/23/2020 8:44:17 AM)
Kết quả công tác cải cách hành chính năm 2020 (12/2/2020 1:38:18 PM)
Thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản (10/20/2020 9:01:36 AM)
Sở Công Thương Hải Dương ban hành Quy chế làm việc năm 2019 (3/8/2019 3:54:29 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong