SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 4/5/2024

Tin hoạt động Sở

3/16/2015 12:00:00 AM
Thời gian cấp điện: Có giảm nhưng chưa đạt yêu cầu
(Chinhphu.vn) – Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), so sánh về khả năng tiếp cận điện năng, Việt Nam xếp thứ 135/189 quốc gia. Đây là một thứ hạng khá khiêm tốn.

(Chinhphu.vn) – Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), so sánh về khả năng tiếp cận điện năng, Việt Nam xếp thứ 135/189 quốc gia. Đây là một thứ hạng khá khiêm tốn.

                                 

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Tại Hội thảo “Đánh giá các chỉ số môi trường kinh doanh Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 12/3, đại diện nhóm nghiên cứu lập Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) của WB cho biết so sánh về khả năng tiếp cận điện năng, Việt Nam xếp thứ 135/189 quốc gia.

Thủ tục còn "nhiêu khê"

Trong khu vực ASEAN, Thái Lan là nước có chỉ số tiếp cận điện tốt nhất (xếp thứ 12/189 quốc gia xếp hạng), tiếp đến là Philippines (16/189), Malaysia (27/189), Indonesia (78/189), Lào (128/189). Mức trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 67.

Báo cáo của WB chỉ ra rằng, để có được 1 đấu nối điện, chủ doanh nghiệp ở Việt Nam phải hoàn thành 6 thủ tục với thời gian lên đến 115 ngày.

Đại diện WB dẫn chứng, một doanh nghiệp tại TP.HCM bắt buộc phải làm hàng loạt thủ tục. Cụ thể, khách hàng mất 30 ngày để làm thủ tục đăng ký cấp điện mới và thỏa thuận đấu nối; mất 1 ngày cho thủ tục khảo sát để cấp điện; 15 ngày cho thủ tục đề nghị cấp giấy phép đào đường cho kết nối ngầm tại Sở Giao thông Vận tải; 65 ngày thuê công ty thiết kế và thực hiện công trình bên ngoài; mất 30 ngày để có được giấy chứng nhận thiết kế từ cơ quan phòng cháy chữa cháy; lắp công-tơ và ký hợp đồng mất thêm 7 ngày. Có một vài thủ tục diễn ra đồng thời nên tổng thời gian để hoàn thành thủ tục là 115 ngày.

Bà Bùi Thúy Quỳnh, Phó Trưởng Ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận một số thủ tục để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đấu nối trước đây còn quá phức tạp.

Chính vì vậy, EVN đã đề nghị sửa toàn bộ những thông tin không cần thiết, bỏ những trùng lặp, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương đưa ra bộ hồ sơ ngắn gọn hơn.

Bà Quỳnh cũng cho rằng chỉ EVN cố gắng là không đủ bởi doanh nghiệp phải hoàn thành nhiều thủ tục khác bên cạnh những thủ tục với EVN. Ví dụ như việc thuê công ty thiết kế và thực hiện công trình bên ngoài, thủ tục đề nghị cấp giấy phép đào đường cho kết nối ngầm tại Sở Giao thông Vận tải hay chứng nhận thiết kế từ cơ quan phòng cháy chữa cháy.

Đã có nỗ lực rút ngắn thủ tục

Đại diện EVN khẳng định ngay từ khi có đánh giá của Báo cáo Doing Business và Nghị quyết 19 của Chính phủ, Tập đoàn đã tiến hành phân tích đưa ra quy trình cấp điện trung áp để rút ngắn thủ tục với phương châm "3 dễ" (khách hàng dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát).

Tập đoàn cũng đề ra phương châm “Điện lực đến với khách hàng chứ không phải khách hàng đến với điện lực”. Đối với các thủ tục liên quan đến với đơn vị khác nhau, EVN đã tích cực đưa ra cơ chế một cửa, thiết lập các phòng giao dịch khách hàng để hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết.

Cụ thể, EVN sẽ tiếp nhận hồ sơ và khảo sát thực hiện ngay trong ngày, hoặc chậm nhất là sau 1 ngày rưỡi. Tập đoàn cũng quy định việc thỏa thuận đấu nối được thực hiện 3 ngày, thỏa thuận thiết kế là 3 ngày để đảm bảo thiết bị  lưới vận hành an toàn.

EVN đã đề xuất trình Bộ Công Thương ban hành Thông tư 33/2014/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư 32/2010/TT-BCT để rút ngắn thời gian và hiệu chỉnh hồ sơ yêu cầu thỏa thuận đầu nối.

Bộ quy trình 18 ngày của EVN đã được phổ biến tới các đơn vị thành viên, đồng thời yêu cầu các đơn vị niêm yết quy trình thủ tục cấp điện, đưa lên Cổng Thông tin điện tử của các tỉnh, trang thông tin của các sở, ban, ngành để tiện theo dõi, giám sát thực hiện.

EVN còn xây dựng chương trình phần mềm theo dõi quá trình hồ sơ khách hàng đi đến đâu, để biết trường hợp nào tốn quá nhiều thời gian để có cảnh báo.

Phản hồi về trình bày của EVN, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá thời gian qua, EVN đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện.

Tuy nhiên, ông Cung cũng cho rằng đối với các thủ tục liên quan tới các đơn vị ngoài EVN, Tập đoàn với vị trí của mình cần phải đề xuất những thay đổi để cải thiện tình hình.

Tại hội thảo, đại diện WB đánh giá hướng đi cải cách của EVN là đúng đắn với một số sáng kiến, thay đổi đáng ghi nhận.

Nhưng quan điểm của nhóm nghiên cứu Doing Business là EVN cần phải phối hợp nhiều hơn với các đối tác để thực hiện cải cách. WB cũng quan tâm đến việc những cải cách này có được áp dụng đại trà hay không trong việc tính toán chỉ số.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức (6/23/2023 9:04:55 AM)
Kết quả cải cách hành chính quý II của Sở Công Thương (6/22/2023 8:56:37 AM)
Sở Công Thương triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích (12/22/2021 4:31:26 PM)
Thông báo: Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (2/22/2021 10:35:45 AM)
Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch phát động thi đua năm 2021 (1/27/2021 1:51:32 PM)
Thông báo kết quả tuyển dụng lại viên chức của Sở Công Thương Hải Dương năm 2020 (12/31/2020 8:55:19 AM)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển lại viên chức Vòng 2 của Sở Công Thương năm 2020 (12/23/2020 8:44:17 AM)
Kết quả công tác cải cách hành chính năm 2020 (12/2/2020 1:38:18 PM)
Thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản (10/20/2020 9:01:36 AM)
Sở Công Thương Hải Dương ban hành Quy chế làm việc năm 2019 (3/8/2019 3:54:29 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong