SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
chủ nhật, ngày 28/4/2024

THANH TRA - PHÁP CHẾ

8/22/2023 4:50:15 AM
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, trong đó có nội dung mới quy định về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
 

1. Những đối tượng nào được coi là người tiêu dùng dễ bị tổn thương ?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 (có hiệu lực từ 01/7/2024) thì người tiêu dùng dễ bị tổn thương là Người có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

(1) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

(2) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

(3) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;

(4) Người dân tộc thiểu số; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

(5) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

(6) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;

(7) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

2. Quyền lợi Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được ưu tiên bảo vệ

Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được ưu tiên bảo vệ quyền lợi trong một số trường hợp, cụ thể:

(1) Được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;

(2) Được tổ chức, cá nhân kinh doanh ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết khi quyền lợi bị xâm phạm, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan;

(3) Được tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định;

(4) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu và hướng dẫn cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh

Khi giao dịch với nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm: 

a) Bảo đảm việc thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
b)  Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương; 

c) Không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán; 

d) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch; 

đ) Xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc các biện pháp phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương để bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp và các quyền khác của người tiêu dùng dễ bị tổn thương; 

e)  Xây dựng, cập nhật, công khai cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương các nội dung quy định tại khoản này theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) và đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình về các nội dung đó.

Trách nhiệm quy định tại điểm này không bắt buộc áp dụng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp doanh nghiệp đó thực hiện giao dịch quy định tại Chương III của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Nguồn Bài: Phạm Mạnh Hùng (Tổng hợp)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Phổ biến kiến thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường học (3/13/2024 9:30:48 AM)
Tăng cường kiểm tra lĩnh vực kinh doanh có điều kiện trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (2/1/2024 4:31:32 AM)
Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (1/12/2024 3:10:30 PM)
Phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Gia Lộc (11/16/2023 8:12:23 AM)
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương (8/22/2023 4:50:15 AM)
Một số điểm mới về Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 (7/13/2023 3:32:59 AM)
Những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 (7/10/2023 8:31:08 AM)
Danh sách đăng ký hợp đồng theo mẫu trên địa bàn tỉnh năm 2022 (12/30/2022 5:02:18 PM)
Giải pháp của Ngành Công Thương Hải Dương về vấn đề hàng giả, hàng nhái (12/21/2022 5:30:33 PM)
Hội nghị phổ biến kiến thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (9/29/2022 5:53:58 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong