SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 27/4/2024

Chế độ - Chính sách

7/11/2013 12:00:00 AM
Những quy định của Bộ Luật lao động năm 2013 đối với tổ chức công đoàn
Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

c/ Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Quan hệ lao động:

2/ Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.

Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm:

1/ Phân biệt đối xử vì giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Điều 46: Phương án sử dụng lao động:

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Điều 50: Hợp đồng lao động:

d/ Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ của NLĐ.

Điều 69: Đại diện thương lượng tập thể:

a/ Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện BCH CĐ ngành.

Điều 71: Quy trình thương lượng tập thể:

b/ Lấy ý kiến của tập thể lao động: Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của NLĐ về đề xuất của NLĐ với NSDLĐ với tập thể NLĐ.

3. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đó thoả thuận.

Điều 72: Trách nhiệm của tổ chức CĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể:

1. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể.

2. Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.

3. Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.

Điều 74: Ký kết thoả ước lao động tập thể:

1. Thoả ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ.

b/ Có trên 50% số đại diện BCH CĐCS hoặc CĐ cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đó đạt được trong trường hợp ký TULĐTT ngành.

                 

                                       (Makalot 2 Tập huấn Luật lao động mới cho cỏn bộ )

Điều 83: Ký kết TULĐTT doanh nghiệp:

1. Người ký kết TULĐTT doanh nghiệp được quy định như sau:

a/ Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. TULĐTT doanh nghiệp phải làm thành 5 bản, trong đó:

a/ Mỗi bên ký giữ 01 bản....

b/ 01 bản gửi CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Điều 92: Hội đồng tiền lương quốc gia:

1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ lao động – TBXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam và tổ chức đại diện NSDLĐ ở Trung ương.

Điều 93: Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động:

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Điều 103: Tiền thưởng:

2. Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Điều 121: Hồ sơ đăng ký nội quy lao động:

3. Biên bản gúp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Điều 123: Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:

b/ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Chương XIII: Công đoàn:

Điều 188. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:

1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.

 Điều 189. Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.

Điều 190. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.

4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

                  

                                       (Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động)

Điều 191. Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động

1. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.

3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.

Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

3. Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.

4. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

5. Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động.

6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đó giao kết đến hết nhiệm kỳ.

7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.

Điều 193. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

1. Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.

2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.

3. Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động.

Điều 195: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết tranh chấp lao động:

1.Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức CĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Điều 210: Tổ chức và lãnh đạo đình công: Ở nơi chưa có tổ chức CĐCS thì đình công do tổ chức CĐ cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ.

Điều 212: Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động:

1. Đối với tập thể lao động có tổ chức CĐCS thì lấy ý kiến của thành viên BCH CĐCS và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức CĐCS thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của NLĐ.

3. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: a/ Phương án của BCH CĐCS về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 điều 213 của Bộ luật này.

b/ Ý kiến của BLĐ đồng ý hay không đồng ý đình công:

4. Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do BCH CĐ quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày.

                 

                                       (Các cuộc đình công diễn ra đều mang tính tự phát)

Điều 213: Thông báo thời điểm bắt đầu đỡnh cụng:

1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến

 đồng ý với phương án của BCH CĐ đưa ra thì BCH CĐ ra quyết định đình công bằng văn bản.

3. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, BCH CĐ gửi quyết định đình công cho NSDLĐ, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho CĐ cấp tỉnh.

4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu NSDLĐ không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì BCH CĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.

Điều 216: Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc:

Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, NSDLĐ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:

1. BCH Công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công.

2. Công đoàn cấp tỉnh./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Khó khăn trong việc tổ chức hội nghị người lao động (5/27/2015 12:00:00 AM)
Quyết định 272-QĐ-TLĐ Thu chi, quản lý tài chính CĐCS (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 271-QĐ-TLĐ Khen thưởng, xử phạt về thu, nộp tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 270-QĐ-TLĐ Phân cấp thu, phân phối nguồn tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 269-QĐ-TLĐ Ban hành Quy chế quản lý tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Hướng dẫn 258.HD-TLĐ Đóng đoàn phí công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Nghị định 191-NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Những quy định của Bộ Luật lao động năm 2013 đối với tổ chức công đoàn (7/11/2013 12:00:00 AM)
Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp (4/9/2013 12:00:00 AM)
Dự kiến chế độ tết cho CNLĐ của một số đơn vị trong ngành (2/22/2013 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong