SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 26/4/2024

Chế độ - Chính sách

5/27/2015 12:00:00 AM
Khó khăn trong việc tổ chức hội nghị người lao động
Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/6/2013 quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013. Qua hơn 1 năm thực hiện Nghị định 60 của Chính phủ, còn rất nhiều vướng mắc mà trong thực tiễn cần phải tiếp tục điều chỉnh để đưa Nghị định đi vào thực tế.

Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/6/2013 quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2013. Qua hơn 1 năm thực hiện Nghị định 60 của Chính phủ, còn rất nhiều vướng mắc mà trong thực tiễn cần phải tiếp tục điều chỉnh để đưa Nghị định đi vào thực tế.

Nghị định 60/2013/NÐ-CP ra đời nhằm quy định chi tiết Khoản 3, Ðiều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc góp phần giúp các, đơn vị, doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện tốt những nội dung về đối thoại trong doanh nghiệp. 

Tiếp xúc với doanh nghiệp thì thấy họ chưa hiểu hết giá trị của đối thoại tại nơi làm việc, nên việc thực hiện đối thoại còn chưa phổ biến rộng rãi. Mặt khác, Nghị định quy định là người sử dụng lao động phải là người đứng ra chủ trì việc đối thoại thì hầu hết tại các doanh nghiệp đã thực hiện đối thoại đều do Công đoàn chủ động đề xuất tổ chức.

Rất nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức được hội nghị người lao động, chưa đối thoại với người lao động. Một số doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại thì không phải do người sử dụng lao động đứng ra chủ trì mà lại do Công đoàn cơ sở làm, mời doanh nghiệp tham gia. Nếu so với quy định của Nghị định thì chủ trì Hội nghị phải là chủ doanh nghiệp nhưng Công đoàn phải thuyết phục thương lượng,  người sử dụng lao động mới chịu tổ chức đối thoại.

 

Công ty Makalot II tổ chức tọa đàm

Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc đối thoại nơi làm việc nên công tác đối thoại trực tiếp tại doanh nghiệp còn hạn chế, hình thức, qua loa mang tính làm cho xong, làm để có thực hiện. Các đơn vị này chưa xây dựng được quy chế hoặc cơ chế đối thoại, chưa hình thành nhóm đối thoại đại diện cho tập thể người lao động do hội nghị người lao động bầu ra (Khoản 2, Ðiều 18, Nghị định 60) nên đối thoại trong doanh nghiệp còn mang tính hình thức.

Ðó là chưa kể, đơn vị tổ chức còn lúng túng về nội dung cũng như khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày theo quy định nên có tình trạng sau nhiều tháng so với lần đối thoại trước nhưng đơn vị chưa biết sẽ phải làm gì, bởi chưa tìm ra nội dung cho kỳ đối thoại tiếp theo…

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Đối thoại là hình thức dễ làm, dễ thực hiện và rất thiết thực đối với mỗi doanh nghiệp. Khi Chính phủ ban hành Nghị định 60, Công đoàn xác định đây là nội dung mới để góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó tập trung vào hai nội dung là thực hiện đối thoại theo định kỳ 3 tháng/lần và tổ chức hội nghị người lao động hằng năm là trọng tâm. 

Khi tổ chức Hội nghị người lao động các đơn vị cần lưu ý:

1. Về số lượng đại biểu tham dự Hội nghị người lao động: căn cứ vào số lượng lao động tại doanh nghiệp, đối chiếu quy định tại điều 17 Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013, để xác định cách thức: tổ chức Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu. Nếu là Hội nghị đại biểu thì phân bổ số lượng đại biểu của từng bộ phận, sau đó các bộ phận tiến hành bầu chọn đại biểu tham dự Hội nghị.

2. Về công tác chuẩn bị: cần phải có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có trách nhiệm quyết định, trả lời thắc mắc của người lao động trong Hội nghị. Thành phần Đoàn chủ tịch và Thư ký Hội nghị không được trùng nhau. Trước khi Hội nghị diễn ra doanh nghiệp cần chuẩn bị Báo cáo tình hình đại biểu tham dự Hội nghị.

3. Trong Hội nghị, doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến cho các báo cáo, nêu kiến nghị, đề xuất của các bên về điều kiện làm việc và cải thiện điều kiện làm việc, các chế độ chính sách đối với người lao động. Đồng thời trong Hội nghị, đại diện doanh nghiệp cũng cần nêu những yêu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động hoặc Công đoàn cơ sở.

4. Sau khi kết thúc Hội nghị, Ban Giám đốc chủ trì, phối hợp Ban chấp hành CĐCS phổ biến kết quả Hội nghị đến toàn thể người lao động và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Khó khăn trong việc tổ chức hội nghị người lao động (5/27/2015 12:00:00 AM)
Quyết định 272-QĐ-TLĐ Thu chi, quản lý tài chính CĐCS (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 271-QĐ-TLĐ Khen thưởng, xử phạt về thu, nộp tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 270-QĐ-TLĐ Phân cấp thu, phân phối nguồn tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Quyết định 269-QĐ-TLĐ Ban hành Quy chế quản lý tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Hướng dẫn 258.HD-TLĐ Đóng đoàn phí công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Nghị định 191-NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn (7/17/2014 12:00:00 AM)
Những quy định của Bộ Luật lao động năm 2013 đối với tổ chức công đoàn (7/11/2013 12:00:00 AM)
Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp (4/9/2013 12:00:00 AM)
Dự kiến chế độ tết cho CNLĐ của một số đơn vị trong ngành (2/22/2013 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong