SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 2/5/2024

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

5/25/2021 10:15:53 AM
30 doanh nghiệp của tỉnh giao thương trực tuyến với các nhà nhập khẩu nước ngoài
Các doanh nghiệp của Hải Dương đã chủ động giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình cho các đối tác nước ngoài, nhằm trao đổi thông tin, thương thảo về sản phẩm và những vấn đề đối tác quan tâm, tiến tới ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các bên.
 
Trong khuôn khổ Hội nghị Kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021, Bộ Công Thương (Cục XTTM) đã thực hiện kết nối trên 200 doanh nghiệp thu mua, nhập khẩu nông sản nước ngoài (từ các thị trường Australia, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Trung Quốc) với 50 doanh nghiệp Việt Nam thông qua hơn 300 lượt giao dịch trực tuyến. Tỉnh Hải Dương có 30 doanh nghiệp tham gia giao dịch.

Các doanh nghiệp của Hải Dương đã chủ động giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình cho các đối tác nước ngoài, nhằm trao đổi thông tin, thương thảo về sản phẩm và những vấn đề đối tác quan tâm, tiến tới ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các bên.

Tại các phiên giao thương, các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu muốn mua vải thiều tươi của tỉnh Hải Dương; ngoài ra có đặt vấn đề về mua sản phẩm vải thiều sấy khô. Phía Trung Quốc quan tâm sản phẩm vải thiều sớm U trứng, U hồng và vải thiều chính vụ. Tại đây, doanh nghiệp phía Trung Quốc cũng thương thảo, bàn bạc nhiều về giá bán để đưa ra quyết định mua.

Giao thương trực tuyến với các nhà nhập khẩu nước ngoài

Các doanh nghiệp Mỹ tham dự giao thương có nhu cầu nhập khẩu vải thiều tươi và hàng nông sản từ Hải Dương. Cụ thể, doanh nghiệp Mỹ muốn nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng, quy hoạch theo vùng trồng và được cấp mã số truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Hải Dương chào bán sản phẩm tỏi đen, miến, bánh đậu xanh và một số sản phẩm nông sản chế biến đến doanh nghiệp Mỹ.

Các nhà nhập khẩu của Đức có yêu cầu chặt chẽ hơn với mặt hàng nông sản như không dùng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; sản phẩm phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về chất bảo quản trong hàng hóa. Thành phần kim loại nặng có trong hàng nông sản phải dưới 10mg/kg sản phẩm. Tại phiên giao dịch, các doanh nghiệp Hải Dương đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu Đức các sản phẩm chủ lực của mình như miến, hành, tỏi, cà rốt tươi và cà rốt thái lát, rượu… Sản phẩm bánh đa cá rô đồng được các doanh nghiệp Đức đánh giá có nhiều tiềm năng nhập khẩu. Với sản phẩm bánh đậu xanh - một trong những đặc sản của Hải Dương, doanh nghiệp của Đức cần sản phẩm có thời hạn sử dụng từ 01 đến 02 năm và đáp ứng tiêu chuẩn về độ ẩm chất bảo quản trong sản phẩm trên 15% sau 1 năm sản xuất.

Pháp có 2 công ty (Tang Frere và Siêu thị Thanh Bình), giao thương với 7 doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có Vina T&T, Global Food jsc là gửi hàng mẫu sang cho Tang Frere và Công ty Global Retal và Saky Food gửi hàng mẫu cho Siêu thị Thanh Bình.

Phía Hà Lan, Công ty TNF đã chốt giao dịch với Công ty Global Food của Việt Nam, đề nghị gửi hàng mẫu. Nhà nhập khẩu Singapore là Công ty Goh Joo Hin Pte Ltd quan tâm nhập hàng của Vinasoy.

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm và mong muốn nhập vải cấp đông từ Việt Nam. Ngoài vải cấp đông, phía Hàn Quốc còn mong muốn nhập các sản phẩm nông sản khác như: Cà rốt tươi, cà rốt thái lát sấy, ớt, hành, tỏi từ các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương. 3 doanh nghiệp Hàn Quốc gặp gỡ với 5 công ty của Hải Dương, trong đó công ty Vinaka (Việt Kiều tại Hàn Quốc) đề nghị 3 công ty của Hải Dương là Thanh Hà safaco, HTX Đức Chính và Phương Khiêm gửi hàng mẫu.

Các doanh nghiệp Australia cũng đang giao dịch thêm qua email với các doanh nghiệp Việt Nam sau hội nghị.

Qua các phiên giao dịch, các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương tham gia giao thương trực tuyến đều đánh giá cao chương trình và đặc biệt là Ban tổ chức chương trình đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối giao thương, mời đơn vị nhập khẩu, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong nước được giao dịch và giới thiêu sản phẩm với các nhà nhập khẩu của nước ngoài. Các cuộc giao thương đang và sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng nông sản cho doanh nghiệp trong tỉnh. 

 

Nguồn Bài: Vương Hồng Hưng

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Chuẩn bị tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. (5/1/2024 8:10:08 AM)
Hưởng ứng các hoạt động Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 và và Tuần lễ Thương hiệu quốc gia 2024 (4/12/2024 8:35:13 AM)
Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan (4/8/2024 3:06:19 PM)
Đẩy mạnh phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương (3/27/2024 9:29:04 AM)
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm trong năm 2024 (3/25/2024 4:37:08 AM)
Thông báo: Thay đổi thời gian tổ chức Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Australia 2024 (3/12/2024 2:32:38 AM)
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm tiêu biểu tại các lễ hội truyền thống (2/25/2024 10:39:27 AM)
Mời doanh nghiệp tham gia Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Áo và Đức (2/22/2024 3:49:00 PM)
Sôi động Lễ hội thu hoạch hành, tỏi tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (1/20/2024 3:43:22 PM)
Hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ (1/16/2024 10:09:01 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong