SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 3/5/2024

Hoạt động BCĐ 389

3/6/2009 12:00:00 AM
Tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2008 và Kế hoạch năm 2009
Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới cũng như khu vực có những biến động phức tạp và bất thường, thêm vào đó là những yếu tố không thuận lợi do thời tiết diễn biến phức tạp đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng.

Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới cũng như khu vực có những biến động phức tạp và bất thường, thêm vào đó là những yếu tố không thuận lợi do thời tiết diễn biến phức tạp đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng.

Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào của nhiều mặt hàng tăng cao, nhất là đối với nhóm nguyên liệu nhập khẩu nên tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả về chất lượng, hàng không đủ định lượng lưu thông trên thị trường có xu hướng tăng. Nhiều cơ sở sản xuất đã giảm chất lượng, định lượng của hàng hoá để giảm giá thành sản phẩm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong khi người tiêu dùng chưa chấp nhận mặt bằng giá mới.

Chỉ số giá tiêu dùng 3 quý đầu năm tăng rất cao và đã xảy ra tình trạng “sốt giá” đối với một số mặt hàng như gạo, phân bón, xi măng, sắt xây dựng, gạch xây dựng....

Mặc dù mặt bằng giá chung tăng nhưng lượng cung hàng hoá vẫn đảm bảo, cân đối cung cầu được duy trì, phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển đổi tích cực sang công nghiệp và dịch vụ, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tăng nhanh. Trong năm 2008 đã có 690 doanh nghiệp mới được thành lập nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 3.044 doanh nghiệp. Hàng hoá sản xuất được đổi mới về hình thức, mẫu mã, chất lượng được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Việc thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế đã có tiến bộ tích cực, song số hộ chưa thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh chưa đúng nội dung còn tương đối phổ biến. Nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, không đảm bảo điều kiện kinh doanh theo qui định, như kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế tư nhân, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm....

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nâng cao; công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm nhập lậu, không có giấy chứng nhận kiểm dịch được tăng cường đã đem lại những kết quả nhất định.

Tình hình vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Các đối tượng vận chuyển tiếp tục sử dụng các thủ đoạn như chuyển tải hàng hoá, thay đổi biển số xe, thay đổi cung đường vận chuyển, thời gian, quy luật hoạt động.....; đặc biệt xuất hiện các trường hợp đối tượng vi phạm thuê người theo dõi hoạt động của các lực lượng chức năng để tìm cách trốn tránh.

Các mặt hàng cấm được tập trung kiểm tra kiểm soát nên có dấu hiệu giảm cả về số vụ vi phạm và tính chất vụ việc. Hàng giả, các vi phạm về sở hữu trí tuệ có dấu hiệu tăng, tính chất vụ việc phức tạp, có sự tham gia của nhiều đối tượng; hàng hoá vi phạm chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao. Đặc biệt là tình trạng hàng nhập lậu là hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.

I. Kết quả công tác.

1. Công tác chỉ đạo.

Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ, Ban chỉ đạo 127 TW, các Bộ, UBND tỉnh; bám sát chương trình, kế hoạch hoạt động năm, Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các hoạt động cụ thể cũng như xây dựng chương trình kế hoạch công tác để hoàn nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra trong đó có các đợt trọng điểm sau:

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý.

- Thực hiện “Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm”, các ngành và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý thị trường, tập trung kiểm tra các nhà hàng ăn tập thể và các cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống; góp phần làm cho các vụ ngộ độc thực phẩm giảm so với các năm trước.

- Nhằm kiềm chế và tránh nguy cơ tái phát dịch bệnh trên gia súc gia cầm, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm nhập lậu, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã chỉ đạo các Sở ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, Chi cục QLTT tỉnh cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác kiểm tra hàng hoá phục vụ Tết Trung thu thông qua việc tham mưu cho UBND tỉnh thành lập 05 Đội kiểm tra liên ngành, khắc phục được tình trạng kiểm tra chồng chéo, tràn lan của các Sở, ngành và địa phương.

- Chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh chủ trì triển khai thực hiện 04 Phương án kiểm tra theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 TW tại văn bản số 18/BCĐ-QLTT ngày 08/7/2008 gồm: Phương án kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điếu nhập lậu lưu hành trên thị trường nội địa; Phương án chống buôn lậu, gian lận thương mại (đo lường, chất lượng) đối với mặt hàng xăng dầu; Phương án chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thép xây dựng; Phương án chống buôn lậu đối với gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

- Cùng với việc chỉ đạo công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát, Ban 127 đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách và pháp luật về lưu thông hàng hoá dịch vụ. Trong đó nổi bật là tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, chống sản xuất lưu thông hàng kém chất lượng, hàng giả; định hướng, hướng dẫn các kỹ năng mua sắm hàng hoá. Thực hiện các chuyên mục “Thị trường với cuộc sống” với nội dung thiết thực, phong phú; kịp thời khuyến cáo về tình hình thị trường, các hành vi vi phạm, biện pháp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính; có tác dụng tuyên truyền, giáo dục tích cực được dư luận hoan nghênh và đánh giá cao.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trưởng Ban 127 tỉnh cùng với các thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Công Thương, Chi cục QLTT tỉnh đã có 04 đợt kiểm tra, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đầu mối các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục nhà nước bình ổn giá. Qua đó đã nắm bắt được tình hình thị trường, định hướng cung cầu hàng hoá, chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại trên thị trường.

Đoàn kiểm tra liên ngành về giá cả thị trường do UBND tỉnh đã thành lập đã tổ chức kiểm tra các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh đầu mối một số mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục nhà nước bình ổn giá như gạch xây dựng, xi măng, sắt xây dựng, lương thực, vận tải.....

Các ngành chức năng đã thực hiện thanh tra chuyên ngành 3.642 lượt cơ sở. Các cơ quan có chức năng kiểm tra xử lý đã tiến hành kiểm tra 3.658 vụ việc; trong đó đã xử phạt hành chính 2.059 vụ. Cụ thể

- Chi cục QLTT xử lý 1.436 vụ.

- Cục thuế tỉnh xử lý 247vụ.

- Công an tỉnh xử lý 190 vụ.

- Ngành Y tế xử lý 84 vụ.

- Ngành Khoa học&Công nghệ xử lý 11 vụ.

- Ngành Nông nghiệp xử lý 76 vụ.

- Ngành Văn hoá xử lý 15 vụ. 

Tổng trị giá thu phạt, hàng tịch thu, truy thu thuế là 28.401,23 triệu đồng.

3. Công tác phối hợp.

Nhìn chung, trong năm 2008 công tác phối kết hợp giữa các lưc lượng chức năng đã được cải thiện và nâng cao cả về chất và số lượng. Các Sở, ngành đã thành lập nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của nhiều đơn vị, qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, trí tuệ tập thể. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2008 của mỗi cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, công tác phối kết hợp mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện kiểm tra kiểm soát mà ít được triển khai sâu rộng sang các lĩnh vực khác như phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức của các cán bộ công chức thực thi; phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật.

II. Nhiệm vụ năm 2009.

1. Dự báo tình hình thị trường.

Thị trường trong nước nói chung, Hải Dương nói riêng năm 2009 bên cạnh nhiều thuận lợi còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến kinh tế trong nước. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tình trạng gian lận thương mại sẽ diễn ra với tính chất và mức độ vi phạm phức tạp và khó kiểm soát, quản lý hơn.

Cùng với những mặt tích cực do việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới mang lại còn có những nguy cơ như: Vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng giả sẽ có biến động theo chiều hướng gia tăng, với nhiều mặt hàng mới với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Các vụ việc vi phạm có yếu tố nước ngoài sẽ diễn ra nhiều hơn với các nhóm hành vi vi phạm mới, phức tạp hơn.

Thiên tai, dịch bệnh; giá cả thị trường có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường trong nước. Đặc biệt, do biến động về nguồn cung (do thiên tai, dịch bệnh....) có thể xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá vào dịp Tết Nguyên đán dẫn đến tăng giá; các đối tượng lợi dụng biến động để đầu cơ, găm giữ hàng hoá, tăng giá bất hợp lý.

2. Công tác quản lý thị trường.

Ngoài những công việc thường xuyên các Sở, ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

2.1- Thực hiện quản lý đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Từng Sở, ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ những nhiệm vụ do Sở, ngành, địa phương phụ trách. Rà soát lại tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và thực tế quản lý thu thuế, có các biện pháp cụ thể tuyên truyền, vận động, kiểm tra đôn đốc để nâng cao tỷ lệ cơ sở thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Trước hết là các ngành hàng và dịch vụ kinh doanh có điều kiện có tác động lớn đến thị trường và xã hội như: hành nghề y dược, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng, vận tải công cộng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón, dịch vụ Internet, dịch vụ văn hóa, nhà hàng karaoke …

2.2- Về nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phương án kiểm tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp, chú trọng các biện pháp ổn định thị trường, kịp thời đối phó với những hiện tượng bất thường có thể xảy ra vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán như buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả. Lập Phương án, xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến sản xuất - tiêu dùng, đến sức khoẻ con người và an toàn vật nuôi, cây trồng

- Kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh: Kiểm tra về dịch vụ kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tươi sống, kiểm tra việc lưu thông gia súc, gia cầm, hoá chất dùng cho thực phẩm,....

- Kiểm tra chống buôn lậu: Tập trung kiểm tra những vụ trọng điểm, đổi mới trong phương pháp trinh sát, nghiên cứu nắm đối tượng cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt nghiên cứu các trường hợp hàng nhập lậu là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường kiểm tra chống hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm về đo lường chất lượng. Tập trung vào các ngành hàng, nhóm mặt hàng thiết yếu như thực phẩm công nghệ, vật tư công, nông nghiệp, hàng thực phẩm, mỹ phẩm,...

- Kiểm tra về thực hiện đăng ký kinh doanh, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và nhóm hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm tra việc đảm bảo và duy trì điều kiện kinh doanh.

- Tăng cường việc kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch năm, tháng với kiểm tra các đợt trọng điểm theo chuyên đề.

Địa bàn cần tập trung kiểm tra là cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, trung tâm thương mại, siêu thị, các tụ điểm đầu mối, nơi phát luồng hàng hoá; các thành phố, thị trấn, khu công nghiệp....đặc biệt chú ý các địa bàn giáp ranh giữa Hải Dương với các tỉnh lân cận.

2.3- Về công tác thông tin, tuyên truyền.

Coi trọng tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng kiểm tra kiểm soát thị trường, tham gia phát hiện tố giác các đối tượng kinh doanh có vi phạm. Tiếp tục thực hiện phối hợp liên ngành tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước, tỉnh.

Thực hiện việc gắn công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về thương mại.

Tiếp tục thực hiện các chuyên mục “Thị trường với cuộc sống” với các nội dung mới, cải tiến; bám sát những diễn biến của thị trường, kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng./.

 

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thành lập 5 Đội kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2018 (9/7/2018 10:29:29 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (12/14/2017 6:13:30 PM)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Dương (6/16/2017 3:43:15 PM)
Kết quả hoạt động của 5 Đội kiểm tra liên ngành thị trường Tết Đinh Dậu 2017 (1/24/2017 9:32:00 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (11/25/2016 11:16:53 AM)
10 ngày cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu 2016 (9/21/2016 3:36:16 PM)
Kết quả hoạt động Ban Chỉ đạo 389 tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 (8/12/2016 4:25:05 PM)
Tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán (2/1/2016 10:46:59 AM)
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (8/3/2015 3:52:09 PM)
Chính thức công bố đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (6/4/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong