SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 3, ngày 30/4/2024

KỸ THUẬT, AN TOÀN & MÔI TRƯỜNG

4/8/2024 10:42:02 AM
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh theo Công điện số 21/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các phòng, đơn vị thuộc Sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh và của Sở Công Thương về công tác phòng cháy, chữa cháy.
 
Tiếp tục triển khai thực hiện Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 927/UBND-VP ngày 18/3/2024. Ngày 21/3/2024, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 698/SCT-KTATMT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các phòng, đơn vị thuộc Sở; các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn tăng cường triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh và của Sở Công Thương về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Theo đó, Sở Công Thương đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện tập trung vào một số nội dung:

1. Đối với lĩnh vực thương mại (chợ, trung tâm thương mại); kinh doanh, sử dụng hóa chất; xăng dầu, chiết nạp, kinh doanh LPG; khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

1.1. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bằng nhiều hình thức phù hợp, trong đó xem xét tuyên truyền phổ biến thông qua áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông.

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất; các kho, cửa hàng xăng dầu; các tổ chức, cá nhân chiết nạp, kinh doanh LPG; các đơn vị khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ v.v…kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng, cấp phép, thanh tra, kiểm tra trong từng lĩnh vực, gắn trách nhiệm cụ thể với từng tổ chức, cá nhân.

- Định kỳ tổ chức rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư,
nhà ở nhiều phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh để kịp thời chấn chỉnh; có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cho công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, đầu tư phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho phòng cháy chữa cháy, đáp ứng yêu cầu khi có sự cố xẩy ra.

- Tiếp tục rà soát di dời kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi tập trung đông người đảm bảo khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy quy định tại Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phỏng cháy và chữa cháy.

1.2. Các phòng, đơn vị thuộc Sở.

- Tham mưu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về cháy nổ, cơ sở sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

- Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ,
rủi ro về cháy nổ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động trước, trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện làm việc, quan trắc môi trường làm việc và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn cho người lao động.

- Mở lớp tập huấn, huấn luyện về phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động cho các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực ngành quản lý, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động; hướng dẫn và hỗ trợ cơ sở tổ chức huấn luyện phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động cho các nhóm đối tượng theo quy định.

1.3.Các đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại; cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất, xăng dầu, chiết nạp, kinh doanh LPG, khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

- Xây dựng và triển khai Chương trình, Kế hoạch phòng, chống cháy nổ,
an toàn vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác phòng, chống  cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng chống cháy nổ và các quy định của pháp luật có liên quan; xây dựng và thực hiện nội quy phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động.

- Định kỳ huấn luyện phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, đánh giá kỹ năng, nhận diện các nguy cơ rủi ro nhằm kiểm soát tốt các yếu tố nguy hiểm, có hại; đánh giá rủi ro về phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động để đưa ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc.

- Tổ chức thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, sơ cứu tai nạn lao động; mở các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc an toàn tại đơn vị; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Đối với Lĩnh vực an toàn điện

2.1. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với đơn vị quản lý vận hành hệ thống lưới điện trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về an toàn điện thông qua các hình thức: Cổng thông tin điện tử của UBND huyện, thị xã, thành phố; trên các trang mạng xã hội; hội nghị tuyên truyền trực tiếp…

            - Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị quản lý vận hành hệ thống lưới điện trên địa bàn thông qua hệ thống loa phát thanh của khu dân cư; trên bảng tin, bảng điện tử; kết hợp trong sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố…tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn để đảm bảo việc sử dụng điện an toàn, giảm thiểu các nguy cơ về cháy, nổ do sử dụng điện gây ra.

- Phối hợp với đơn vị quản lý vận hành hệ thống lưới điện trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sự cố có thể xảy ra gây mất an toàn của dây dẫn từ sau công tơ về các hộ sử dụng điện; hướng dẫn khách hàng sử dụng dây dẫn đảm bảo tiêu chuẩn theo công suất sử dụng ở thời điểm hiện tại và dự kiến sử dụng tăng thêm để phòng ngừa sự cố chạm, chập.

2.2. Đề nghị Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương và các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện trên địa bàn tỉnh

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sự cố có thể xảy ra gây mất an toàn của dây dẫn từ sau công tơ về các hộ sử dụng điện; hướng dẫn khách hàng sử dụng dây dẫn đảm bảo tiêu chuẩn theo công suất sử dụng ở thời điểm hiện tại và dự kiến sử dụng tăng thêm để phòng ngừa sự cố chạm, chập.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ kiểm tra viên điện lực trong việc kiểm tra các hoạt động điện lực, công tác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn điện.

- Tăng cường tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện an toàn; huấn luyện định kỳ về an toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống lưới điện do đơn vị đang quản lý nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sự cố gây mất an toàn điện.

- Rà soát các điều kiện về an toàn sử dụng điện trước khi ký hợp đồng cung cấp điện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các khu chung cư cao tầng, các khu nhà trọ, nhà tập thể…

- Phối hợp với cơ quan truyền thông, báo chí, chính quyền địa phương; các trang mạng xã hội, tin nhắn SMS để đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Nguồn Bài: Vũ Doãn Phương (KT,AT&MT-SCT)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh theo Công điện số 21/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (4/8/2024 10:42:02 AM)
Triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 trên địa bàn tỉnh (3/18/2024 2:50:03 AM)
Kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại huyện Ninh Giang và huyện Tứ Kỳ (3/14/2024 4:32:00 PM)
Hướng dẫn điều kiện kinh doanh khoáng sản thuộc thuộc lĩnh vực Công Thương (3/8/2024 10:46:34 AM)
Triển khai công tác đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (1/8/2024 3:00:36 AM)
Kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (12/27/2023 4:46:31 PM)
Triển khai thực hiện phòng, chống rác thải nhựa, túi ni lon khó phân hủy trên địa bàn tỉnh (11/28/2023 9:38:46 AM)
Tập huấn phổ biến các quy định của pháp luật trong công tác bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN (11/13/2023 4:24:33 PM)
Tăng cường phòng chống thiên tai, cháy nổ, ứng cứu sự cố và đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò mỏ than Cổ Kênh (10/11/2023 11:28:28 AM)
Hội nghị Phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về hoạt động hóa chất và môi trường ngành Công Thương năm 2023 (8/25/2023 11:09:46 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong