SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 27/4/2024

TIN HOẠT ĐỘNG NGÀNH

2/16/2024 3:22:54 PM
Ngành Công Thương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm 2024
Sáng 16/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, đảm bảo hàng hoá Tết Nguyên đán năm 2024 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị.
 
Dự và chỉ đạo hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến Sở Công Thương tỉnh Hải Dương có bà Vũ Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Công Thương và đại diện lãnh đạo một số phòng, đơn vị liên quan thuộc Sở. Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo và công chức Cục Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hải Dương, Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu Hải Dương, Công ty TNHH EB (Siêu thị GO!).

Sở Công Thương tổ chức điểm cầu trực tuyến tham dự hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: Ngành Công Thương có vai trò sản xuất vật chất và đảm bảo phân phối lưu thông của nền kinh tế đất nước. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực Bộ Công Thương rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương trên cả nước để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh tình hình thực tế sản xuất, thị trường Tết Nguyên đán, những nhiệm vụ, cơ chế chính sách để Bộ Công Thương sớm giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Những vấn đề ngoài thẩm quyền, Bộ sẽ tổng hợp gửi Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết.

Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại phục hồi mạnh, duy trì đà tăng khá

Báo cáo tại hội nghị, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho biết: Khu vực công nghiệp phục hồi mạnh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2024 ước tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước.

Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ; nguồn cung các mặt hàng dồi dào, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá.

Thương mại tiếp tục vững vàng trên đà phục hồi. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 01/2024 ước đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42%, nhập khẩu ước đạt 30,65 tỷ USD, tăng 33,3%; xuất siêu ước đạt 2,92 tỷ USD. Xuất khẩu tăng với tốc độ kinh ngạc so với cùng kỳ năm trước, nhờ phục hồi ổn định trong xuất khẩu hàng điện tử và sự tăng trưởng đáng kể trở lại của xuất khẩu dệt may, máy móc và đồ gỗ.

Nguồn cung hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán dồi dào

Hàng hóa chuẩn bị Tết tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng thiết yếu như: Gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, nông sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu... Nguồn cung các mặt hàng khá dồi dào, giá không có biến động lớn. Giá trị tổng lượng hàng dự trữ dự kiến cung ứng của các doanh nghiệp ước tăng khoảng 10-12% so với các tháng thường trong năm.

Tại các chợ truyền thống, nguồn hàng hoá phục vụ Tết được tăng cường, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, đặc biệt nhóm hàng tươi sống, trái cây và rau, củ, quả, giá cả có xu hướng tăng nhẹ so với ngày thường nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá bất hợp lý, không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Nguồn cung các mặt hàng phục vụ Tết tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích phong phú, đa dạng kết hợp với một số chương trình khuyến mại, giảm giá sâu vào những ngày giáp Tết nên giá cả hàng hoá ổn định so với ngày thường và chỉ tăng nhẹ so với Tết năm trước do giá đầu vào tăng…

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ thị trường hàng hoá, hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cả nước phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các khu vực kho bãi, điểm tập kết hàng hóa, các tuyến đường bộ, đường sắt… tập trung kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Lễ, Tết và các địa bàn, tuyến trọng điểm...

Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, lực lượng QLTT cả nước bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả các cơ sở bán lẻ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý. Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm, nhất là đối với hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, đóng cửa, ngừng hoạt động mà không có lý do chính đáng.

Cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo

Từ trước và trong Tết, công tác cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia được bảo đảm, không xảy ra sự cố lớn về nguồn điện và lưới điện. Việc cung cấp điện tại các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tốt. Các doanh nghiệp duy trì sản xuất xuyên Tết được bảo đảm đủ điện.

Các Tổng công ty Điện lực thực hiện tốt việc cung ứng điện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải điện. Trong đó, việc cung cấp điện cho các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản được đảm bảo.

Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố báo cáo với Bộ Công Thương về kết quả sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tại các địa phương trong tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Bên cạnh đó, một số địa phương có những đề xuất, kiến nghị cụ thể với Bộ Công Thương trong công tác phát triển công nghiệp, thương mại nội địa để Bộ đưa ra các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cho các địa phương.

Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Để tiếp tục phát triển ngành Công Thương nhanh hơn, bền vững hơn trong năm 2024, Bộ Công Thương đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo bước đột phá phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.

2. Cơ cấu lại ngành Công Thương nhanh hơn, bền vững hơn dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh, năng lượng, thương mại điện tử.

3. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm phù hợp các nghị quyết của Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, của Quốc hội và quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng chiến lược. Đề xuất với Bộ Công Thương sớm có giải pháp triển khai cụ thể, đảm bảo các dự án trong Quy hoạch cấp tỉnh phù hợp với nhu cầu của địa phương.

4. Kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và DN lớn toàn cầu. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN phục hồi, phát triển sản xuất.

5. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình vận hành của hệ thống điện quốc gia, thị trường điện (huy động tối ưu các nguồn điện, điều tiết các hồ chứa thủy điện, tình hình vận hành và khắc phục sự cố các tổ máy nhiệt điện than, tình trạng vận hành lưới điện truyền tải, …) để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các đơn vị điện lực có liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo cung ứng điện.

6. Thực hiện rà soát tình hình thực hiện của các đơn vị đối với các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3110/QĐ-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và Quyết định số 3376/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2023 phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024.

7. Bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá đột biến; có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu, cung ứng điện đầy đủ, ổn định.

Nguồn Bài: TT-TT (TTXTTM)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị giới thiệu giải pháp vận tải hàng hoá xuất, nhập khẩu bằng đường sắt liên vận quốc tế tại ga Cao Xá, huyện Cẩm Giàng (4/3/2024 2:35:10 PM)
Sở Công Thương Hải Dương chuẩn bị tổ chức Hội nghị giới thiệu giải pháp vận tải hàng hoá xuất, nhập khẩu bằng đường sắt liên vận quốc tế tại Ga Cao Xá, huyện Cẩm Giàng (4/1/2024 10:24:59 AM)
Ngành Công Thương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 (2/16/2024 3:22:54 PM)
Lịch trực Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (2/6/2024 10:47:13 AM)
Sở Công Thương tổng kết công tác năm 2023 và trao Giấy chứng nhận sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh năm 2023 (1/20/2024 7:37:00 PM)
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp thục đẩy phát triển sản xuất kinh doanh (12/29/2023 9:02:37 AM)
Sở Công Thương Hải Dương triển khai Kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhân dân Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (12/21/2023 11:25:25 AM)
Đảm bảo cung ứng điện và xăng, dầu Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (12/19/2023 11:30:57 AM)
Tích cực hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023” (12/1/2023 6:47:36 PM)
Sở Công Thương tổ chức công bố Quyết định Phó Giám đốc Sở (12/1/2023 5:02:39 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong