SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 27/4/2024

Đầu tư và Hợp tác quốc tế

12/26/2017 2:37:46 PM
Hải Dương sau 10 năm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế
Tỉnh Hải Dương thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; với kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại khá hoàn chỉnh thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
Trong những năm qua cùng với việc triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương đã tích cực thực hiện có hiệu quả các Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Để triển khai tốt các chương trình hành động của Chính phủ, tỉnh Hải Dương cũng ban hành Quyết định số 3842/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 về ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Sau thời gian triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương, có thể thấy việc triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tính chung giai đoạn 2006-2010, GRDP của tỉnh Hải Dương tăng bình quân 9,8%/năm; giai đoạn 2011-2015, GRDP của tỉnh Hải Dương tăng bình quân 7,7%/năm; năm 2016 tăng 7,9%; ước năm 2017 tăng 8,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh, tính đến tháng 8 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 342 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.181,4 triệu USD, trong đó có trên 260 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm ổn định cho trên 154.000 lao động (tính riêng từ năm 2007 đến nay đã thu hút được 210 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài gấp hơn 1,4 lần so với giai đoạn trước năm 2007).

 

Ngành may mặc tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế (Ảnh TT-TT)

Ấn tượng nhất trong bức tranh kinh tế của tỉnh Hải Dương những năm qua phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu, đây là hoạt động diễn ra rất sôi động và có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2006 thời điểm Việt Nam mới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Hải Dương chỉ đạt 336,8 triệu USD, một con số rất khiêm tốn; tuy nhiên hiện nay giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Hải Dương đã tăng lên gấp hơn 13 lần (năm 2016 đạt 4.546 triệu USD, năm 2017 ước đạt 5.260 triệu USD) đưa Hải Dương trở thành 1 trong 10 tỉnh, thành phố có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Những năm trở lại đây, các sản phẩm như may mặc, da giầy, điện tử, dây và cáp điện là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại và hạn chế như một số doanh nghiệp chưa thực sự chủ động tìm hiểu và tận dụng các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp  còn thấp, chịu sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường; vẫn còn có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường./.

Nguồn Bài: Bùi Văn An

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025 (12/29/2023 4:17:21 PM)
Mời tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Ả rập xê út (8/21/2023 4:42:28 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Thái Lan (6/19/2023 3:42:54 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Ấn Độ (6/19/2023 3:04:48 PM)
Thông báo khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh cho công dân qua cửa khẩu Xí Mần, huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang (6/19/2023 2:39:29 PM)
Mời tham gia đoàn Xúc tiến đầu tư - thương mại tại Trung Quốc (5/5/2023 11:02:09 AM)
Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en (4/5/2023 10:09:05 AM)
Bộ Công Thương đã cắt giảm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu (1/10/2023 8:45:01 AM)
Hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp" (11/23/2022 4:44:55 PM)
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tăng 42% (10/5/2022 2:48:53 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong