SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 26/4/2024

TIN TỨC, SỰ KIỆN CHUNG

1/30/2016 7:29:27 PM
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
Năm 2015 thương mại điện tử đã có bước phát triển nhanh, các doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng mạnh.

Sáng ngày 29/1 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 35 Hùng Vương, quận Ba Đình, TP Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Lễ Công bố Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015.

Tham dự Lễ Công bố có Cục Trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Trần Hữu Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Thanh Hưng cùng nhiều lãnh đạo cán bộ các Sở Công Thương, tổ chức và doanh nghiệp. Sở Công Thương Hải Dương cũng tham dự sự kiện này.

“Chỉ số thương mại điện tử 2015 (EBI) được xây dựng trên cơ sở điều tra khảo sát gần 5.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước theo 4 tiêu chí gồm nguồn nhân lực và hạ tầng ICT; Giao dịch B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng); Giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và giao dịch G2B (chính phủ với doanh nghiệp)” ông Nguyễn Kỳ Minh - Chánh văn phòng VECOM cho biết.

Năm 2015 thương mại điện tử đã có bước phát triển nhanh, các doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát có Website riêng là 46%, không tăng so với năm 2014. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2015 chỉ là 13%, thay đổi không nhiều so với năm trước. Sự thay đổi lớn nhất là việc ứng dụng các hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp trong việc trao đổi, mua hoặc bán hàng hoá ngày càng nhanh và hiệu quả hơn. Ít doanh nghiệp thống kế về số lượng đơn hàng cũng như số tiền giao dịch thông qua các hoạt động thương mại điện tử.

Kết quả khảo sát cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các địa phương không chỉ trong các năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Ba năm liên tiếp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có Chỉ số thương mại điện tử đứng đầu bởi có hạ tầng có hạ tầng công nghệ thông tin tốt, phạm vi địa lý thuận lợi để hoạt động thương mại điện tử phát triển ổn định và chất lượng. Đồng thời các địa phương đạt Chỉ số thương mại điện tử cao đều là những tỉnh, thành có kinh tế xã hội phát triển, nguồn nhân lực ứng dụng các hoạt động TMĐT trẻ, số lượng doanh nghiệp tại các địa phương nhiều.

Ngược lại, các địa phương có Chỉ số Thương mại điện tử thấp đều là những tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội như Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Các tỉnh này còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin do gặp nhiều khó khăn khi triển khai thương mại điện tử, đặc biệt khi triển khai các đơn hàng thì chi phí chuyển phát khá cao.

So với năm 2014, Chỉ số Thương mại điện tử của Hải Dương năm 2015 đã tăng 6 bậc, lên vị trí 12 trong số 63 tỉnh, thành nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các địa phương đứng đầu. Đặc biệt chỉ số giao dịch G2B tăng mạnh cho thấy mức độ quan tâm thường xuyên của các doanh nghiệp trong tỉnh với việc tìm kiếm và sử dụng thông tin trên Website của các cơ quan Nhà nước tại địa phương. Hiện nay Sở Công Thương Hải Dương đang xây dựng Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh giai đoạn 2016-2020, nhằm từng bước đưa TMĐT phát triển mạnh và sâu rộng tới đông đảo người dân và doanh nghiệp trong tỉnh, đồng thời tập trung số lượng các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT theo nhóm và ngành nghề phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này thống nhất hơn.

Mấy năm qua, phát triển TMĐT thường tập trung mạnh ở những tỉnh, thành phố lớn, vì vậy có sự cách biệt giữa điểm trung bình về Chỉ số Thương mại điện tử của nhóm năm tỉnh thấp nhất (32,9) so với nhóm 5 tỉnh cao nhất (64,4) lên tới 30,5, cao hơn khoảng cách 20,3 và 18,0 điểm  của các năm 2014 và 2013. Xu hướng chênh lệch về sự phát triển của thương mại điện tử giữa các địa phương đang tăng dần theo thời gian.

Những con số trên cho thấy Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để phát triển mạnh thương mại điện tử ở các thành phố lớn và khu vực đô thị, đồng thời phải nỗ lực cố gắng để thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan tới thương mại điện tử cần đề ra các chính sách và giải pháp thích hợp để thu hẹp khoảng cách số của cả nước.

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Thanh Hưng - Phó chủ tịch VECOM, năm 2015 thương mại điện tử vẫn được đánh giá là phát triển nhanh, thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh và có sự gắn kết khăng khít với công nghệ thông tin và truyền thông, trở thành một trong các trụ cột của tiến trình xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức ở nước ta. Một số doanh nghiệp hàng đầu về thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng trên 200%.

EBI năm 2015 cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong giao dịch trực tuyến giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (G2B). Đón bắt xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động đã trở thành công cụ quan trọng trong kinh doanh trực tuyến, đã có 26% doanh nghiệp có website tương thích với thiết bị di động và 18% có các ứng dụng di động phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chưa đáp ứng với triển khai thương mại điện tử theo chiều sâu. Đồng thời, dịch vụ chuyển phát, hoàn tất đơn hàng và thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm thỏa đáng với hoạt động tiếp thị trực tuyến.

Hiệp hội thương mại điện tử đánh giá thương mại điện tử Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ ba là giai đoạn phát triển nhanh cả về chất và lượng. Hai giai đoạn trước là giai đoạn hình thành (1998-2005) và phổ cập (2006-2015).

Tại Lễ công bố, Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin và Hiệp hội thương mại điện tử đã trao chứng nhận cho các Sở Công Thương có nhiều hoạt động gắn kết và phát triển mạnh thương mại điện tử tại địa phương. Đồng thời, Ban tổ chức có buổi tọa đàm về chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia, các mối liên kết giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp nhằm phát triển TMĐT để nâng cao số lượng doanh nghiệp tham gia vào TMĐT cho những năm sắp tới.

Nguồn Bài: V.H.Hưng

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm 16 năm ngày Thương hiệu Việt Nam (4/15/2024 4:25:49 PM)
Kết quả sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại quý I năm 2024 (3/28/2024 4:58:23 AM)
Sở Công Thương tích cực tuyên truyền Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 (3/25/2024 10:13:47 AM)
Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Hải Dương (3/20/2024 10:31:07 AM)
Mời doanh nghiệp đăng ký tham gia diễn đàn “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp (3/6/2024 9:34:32 AM)
Thông báo Kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công (3/1/2024 8:41:08 AM)
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024 tại các đơn vị, doanh nghiệp (2/29/2024 10:20:02 AM)
Lế ký kết biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Suwon, Hàn Quốc (2/27/2024 8:06:24 AM)
Thông báo lựa chọn đơn vị đấu giá tài sản công (2/21/2024 10:26:44 AM)
Thông báo lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá tài sản công (1/30/2024 4:44:46 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong