SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 2/5/2024

TIN TỨC, SỰ KIỆN CHUNG

5/31/2023 7:36:42 PM
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu mặt hàng quả vải và nhãn
Chiều 31/5, tại Phòng họp UBND tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương chủ trì tổ chức, tham gia Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề "Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
 

Hội nghị do Bộ Công Thương chủ  trì tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút trên 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam/Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.

Chủ trì Hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, vải, nhãn là cây ăn quả chủ lực tại các tỉnh miền Bắc, với tổng diện tích khoảng 98,3 nghìn ha; chiếm 27% tổng diện tích cây ăn quả toàn miền. Trong đó, vải 58,8 nghìn ha, nhãn 39,5 nghìn ha, tập trung tại một số tỉnh khu vực trung du miền núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng. Quả vải và nhãn là hai loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam với hương vị thơm ngon khó nơi nào sánh bằng, là sản phẩm chủ lực của một số địa phương trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành sản xuất chế biến. Năm 2023, thực trạng tiêu thụ vải/nhãn tại một số thị trường có sự thay đổi. Các thị trường cao cấp như Nhật, Mỹ, Úc, các nước châu Âu ngày càng tăng cường nhập khẩu vải/nhãn, trong khi đó Trung Quốc đã dỡ bỏ chính sách zero-Covid, mở cửa trở lại, nhưng đồng thời cũng ban hành tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng với hàng nông sản nhập khẩu.

Để xuất khẩu thành công mặt hàng này, Thứ Trưởng đề nghị các địa phương có nhiều sản lượng vải/nhãn xuất khẩu cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa kênh phân phối để tránh bị gián đoạn hoặc phụ thuộc bất kỳ  thị trường nào, chú ý nghiên cứu thị trường Asean để thuận lợi vận chuyển xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên xác định thị trường mục tiêu, tìm hiểu đối tác chính, chủ động tìm hiểu thị trường xuất khẩu. Ông cũng đánh giá cao sự dóng góp tích cực, có hiệu quả của Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, cung cấp thông tin chính xác về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu và các hàng rào thuế quan, các quy định mới với trái cây nhập khẩu để Bộ và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nắm bắt.

 

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Bộ Công Thương

Kết nối thị trường cho các doanh nghiệp Hải Dương

Tại điểm cầu tỉnh Hải Dương, đồng chí Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở chủ trì Hội nghị. Tham dự sự kiện còn có đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng, một số doanh nghiệp kinh doanh, chế biến quả vải và nhãn; Báo Hải Dương, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh dự và đưa tin.

 

 

Ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì điểm cầu Hải Dương

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương cảm ơn Bộ Công Thương, các Cục, Vụ và Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã giúp tỉnh tổ chức thành công 02 hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều lớn, tạo tiếng vang và hiệu ứng lan tỏa trong và ngoài nước. Qua đó, quả vải thiều Hải Dương được xuất khẩu sang nhiều thị trường cao cấp và đều nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng nước ngoài. Kể từ đó, nhiều siêu thị, doanh nghiệp và nhà phân phối trái cây nước ngoài cũng chủ động kết nối, tìm hiểu thu mua vải thiều Thanh Hà – Hải Dương.

 

Những năm vừa qua, quả vải thiều của tỉnh Hải Dương được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến bởi chất lượng, hương vị luôn đứng đầu các loại vải ở Việt Nam. Đặc biệt trong 2 năm 2021 và 2022, quả vải thiều Thanh Hà - Hải Dương càng khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và thế giới, được khách hàng tại các quốc gia mà vải thiều Thanh Hà hiện diện đánh giá rất cao. Hải Dương cũng là địa phương nổi tiếng với nhiều đặc sản như bánh đậu xanh, quả ổi bo xù Thanh Hà.

 

Năm 2023, toàn tỉnh có 8.900 ha vải, phân bố tập chung chủ yếu ở huyện Thanh Hà khoảng 3.250 ha và thành phố Chí Linh khoảng 3.400 ha, người trồng vải tiếp tục ứng dụng tốt khoa học tiến bộ trong canh tác, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc chuẩn Viet Gap và Global Gap nên chất lượng quả vải thiều cao hơn năm trước. Sản lượng vải dự báo đạt 60.000 tấn (trong đó: Sản lượng vải sớm khoảng 20.000 tấn; vải chính vụ 40.000 tấn). Thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ ngày 15/5; vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 đến ngày 10/7/2023. Đến nay, toàn tỉnh có 52 vùng trồng với diện tích 610 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã được cấp và duy trì 203 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Thái Lan. Có 13 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Newzeland, Hoa Kỳ và Thái Lan. Cơ bản mã số vùng trồng, cơ sở sở đóng gói vải của tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu.

Thời gian qua, các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đã xuất khẩu vải, nhãn sang 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường cao cấp. Các doanh nghiệp đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Asean và Trung Đông.

 

 

Toàn cảnh điểm cầu Hội nghị tỉnh Hải Dương.

 Tích cực quảng bá thương hiệu, đồng hành cùng doanh nghiệp

Để hỗ trợ người dân tiệu thụ vải niên vụ 2022 – 2023 và tăng cường xuất khẩu, Hải Dương mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các cơ quan chức năng, địa phương của các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vải thiều, thúc đẩy thông quan nhanh tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc; hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Hải Dương trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, tiếp tục quan tâm quảng bá vải thiều Thanh Hà – Hải Dương tại các siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài, đặc biệt là các thị trường cao cấp. Hỗ trợ mời gọi các nhà đầu tư, kênh phân phối, các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều. Hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh liên kết, hợp tác với các nhà đầu tư/các doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ bảo quản, chế biến xuất khẩu sau thu hoạch.

Về phía các doanh nghiệp của tỉnh tham dự Hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương cho biết Ngành công thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, sẵn sàng cùng các đơn vị nghiên cứu, tìm hiểu sâu từng thị trường, khai thác thị trường nhập khẩu mới nhiều tiềm năng đang còn bỏ ngỏ. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, ngoài việc chú trọng xuất khẩu, các doanh nghiệp nên quan tâm tới thị trường trong nước. Sở sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhanh nhất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nhanh và có hiệu quả trái vải/nhãn tại thị trường trong nước và quốc tế; giúp gia tăng giá trị quả vải, nhãn trên thị trường./.

Nguồn Bài: Vương Hưng (XTTM HD)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm 16 năm ngày Thương hiệu Việt Nam (4/15/2024 4:25:49 PM)
Kết quả sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại quý I năm 2024 (3/28/2024 4:58:23 AM)
Sở Công Thương tích cực tuyên truyền Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 (3/25/2024 10:13:47 AM)
Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Hải Dương (3/20/2024 10:31:07 AM)
Mời doanh nghiệp đăng ký tham gia diễn đàn “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp (3/6/2024 9:34:32 AM)
Thông báo Kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công (3/1/2024 8:41:08 AM)
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024 tại các đơn vị, doanh nghiệp (2/29/2024 10:20:02 AM)
Lế ký kết biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Hải Dương và thành phố Suwon, Hàn Quốc (2/27/2024 8:06:24 AM)
Thông báo lựa chọn đơn vị đấu giá tài sản công (2/21/2024 10:26:44 AM)
Thông báo lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá tài sản công (1/30/2024 4:44:46 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong