SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 27/4/2024

THÔNG TIN VẢI THIỀU

6/1/2018 4:34:36 PM
Dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ Vải Thanh Hà phục vụ xuất khẩu
Nhằm giúp các HTX, người trồng vải xuất khẩu thuận lợi, huyện Thanh Hà đã cấp và giám sát sử dụng 25 bộ tem mã QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho các địa phương trồng vải.

Ngày 29 tháng 5 vừa qua, Sở Công Thương Hải Dương phối hợp cùng UBND huyện Thanh Hà tiếp đón các phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh & Truyền hình Hải Dương và một số cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về công tác dán tem QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho quả vải; đồng thời xây dựng phim phóng sự tuyên truyền, giới thiệu về vùng trồng vải an toàn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản và các thị trường khó tính khác.

Ngay từ đầu vụ, được sự hỗ trợ của Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (thuộc Trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam), huyện Thanh Hà đã được hỗ trợ thiết kế, kích hoạt và cấp 25 bộ mã QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ quả vải. Mỗi bộ mã gồm có 2 mã truy xuất cho quả vải sớm và vải thiều chính vụ trên hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc hàng nông sản. Tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ sẽ được HTX, hộ sản xuất dán trên đai dây buộc túm vải hoặc tại điểm ghép nối trên hộp cốt tông màu xanh lá cây nhạt.

Phó Chủ tịch TT UBND huyện Thanh Hà Trịnh Văn Thiện và ông Phạm Khắc Dũng, Phó Trưởng phòng KTHT huyện Thanh Hà hướng dẫn các hộ dân trồng vải xã Thanh Bính dán tem trên bao bì cho vải Thanh Hà - Hải Dương

Sản phẩm vải quả được dán tem truy xuất nguồn gốc chỉ dùng cho xuất khẩu và bán tại các siêu thị trong và ngoài nước chứ chưa dùng cho các sản phẩm bán tại các chợ, trung tâm thương mại trong nước. Để tra cứu thông tin, khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR trên tem là biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, sản phẩm có đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không. Đồng thời, người tiêu dùng cũng biết được quả vải được trồng ở địa phương nào, có áp dụng quy trình sản xuất VietGAP hay GlobleGAP, thậm chí nắm được thông tin nhật ký sản xuất.

Đây là năm đầu tiên vải quả Thanh Hà được dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Bước đầu, để hỗ trợ các HTX và bà con nông dân trồng vải, UBND huyện Thanh Hà đã đầu tư một khoản kinh phí lớn cho việc mua máy in ấn 20.000 tem, kích hoạt mã QR, tổ chức đào tạo, tập huấn cho 25 UBND xã, thị trấn và HTX nông nghiệp. Do vậy, UBND các xã, HTX dịch vụ nông nghiệp được UBND huyện Thanh Hà giao giám sát, khai thác, quản lý và sử dụng tem của mình phải đúng mục đích và chịu trách nhiệm về sản phẩm của các tổ viên trong HTX sản xuất. Không những vậy, các hộ sản xuất có sản phẩm được dán tem QR cũng sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch TT UBND huyện Thanh Hà Trinh Văn Thiện hướng dẫn hộ dân quét mã QR tra cứu thông tin sản phẩm vải

Vải thiều xuất Mỹ, Úc, EU được chăm sóc đặc biệt theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất sang các thị trường khó tính nhất trên thế giới.

Bà Lê Thị Anh (xã Thanh Bính) là hộ dân tham gia trồng vải theo quy trình VietGAP và Global GAP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, Úc và EU tin tưởng việc bán vải có dán tem QR truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người trồng vải tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng hơn. Trước đây, người bán vải vẫn gặp khó khăn nếu bán vải với giá cao hơn vì người tiêu dùng thường không thể phân biệt giữa sản phẩm vải VietGAP, GlobalGAP so với các loại thông thường. Hiện nay, vải có dán tem sẽ khẳng định được thương hiệu ngay tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và sẵn sàng mua vải với mức giá cao hơn.

Bà Lê Thị Anh ghi chép ngày tháng chăm sóc vải trên sổ Nhật ký sản xuất VietGAP của gia đình

Theo chia sẻ của chị Quách Thị Phượng (thôn 3, xã Thanh Xá), gia đình chị đã tham gia trồng vải theo quy trình VietGAP  được 3 năm nay với diện tích 1.800m2. Gia đình chị cùng như nhiều hộ khác đều phải có sổ ghi chép thời gian, lịch bón phân, phun thuốc cho cây vải đúng quy trình. Sau thu hoạch, chất lượng và sản lượng vải quả có sự khác biệt rõ rệt, có giá bán cao hơn và được Công ty TNHH Rồng Đỏ thu mua phục vụ xuât khẩu. Vì vây mà gia đình chị và các hộ dân khác rất yên tâm với đầu ra của sản phẩm, nay vải quả được dán tem gia đình chị và nhiều hộ dân khác càng vui mừng vì sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước đón nhận.

Từ năm 2018 trở đi, sản phẩm vải sớm và vải thiều Thanh Hà được dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ sẽ khẳng định được thương hiệu và vị thế ở thị trường trong nước cũng như tại thị trường quốc tế. Qua đó tránh được tình trạng vải từ nơi khác mượn danh vải thiều Thanh Hà để đánh lừa người tiêu dùng, bán với giá cao hơn. Người trồng vải cũng yên tâm sản xuất, giữ gìn và bảo tồn thương hiệu vải thiều Thanh Hà - Hải Dương, nâng cao ý thức trong sản xuất để cung cấp cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng./. 

Hiện nay, vải được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap là 334 ha, tại 20 cơ sở, sản lượng dự kiến 3.500 tấn (Thanh Hà có 14 cơ sở; Chí Linh có 6 cơ sở). Huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh có 13 vùng trồng vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 131.68 ha, sản lượng khoảng 1.000 tấn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Úc, EU. Trong đó, huyện Thanh Hà có 9 vùng, diện tích 92,68 ha (20,24 ha vải sớm, 72,44 ha vải thiều); Chí Linh có 4 vùng với diện tích 39 ha vải thiều.

Ngoài ra, toàn tỉnh Hải Dương còn có khoảng 8.000 ha vải được sản xuất theo hướng GAP (nông dân được tập huấn, hướng dẫn và sản xuất theo quy trình VietGAP) với sản lượng dự kiến năm 2018 khoảng 50.000 tấn. Mặc dù đa phần các hộ dân trồng vải đã áp dụng quy trình VietGAP nhưng còn gặp khó khăn trong việc được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP bởi chi phí phải bỏ ra đến 5 triệu đồng/ha trong khi thời hạn của Giấy chứng nhận chỉ là 2 năm.

Nguồn Bài: Lê Minh

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
BẢNG GIÁ VẢI HÀNG NGÀY (7/15/2023 10:12:39 AM)
Trái vải thiều Hải Dương sẵn sàng “xuất ngoại” (6/8/2023 9:25:23 AM)
Lịch sử nghìn năm của cây vải Việt Nam (6/5/2023 10:25:30 AM)
Danh sách Doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu vải thiều (5/29/2023 10:56:34 AM)
Đưa trái vải thiều Hải Dương vươn ra thị trường (5/29/2022 7:37:26 PM)
Hải Dương xúc tiến thương mại vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu (5/29/2022 4:45:43 AM)
BẢNG GIÁ VẢI HÀNG NGÀY (5/10/2022 9:30:10 AM)
Danh sách một số đơn vị đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều, nông sản tỉnh Hải Dương (7/15/2021 2:49:56 PM)
Ấn tượng về vải thiều Việt Nam trên xứ sở socola (6/24/2021 3:19:36 PM)
Vải Hải Dương được quảng bá rộng rãi tại Nhật Bản, Pháp, Australia (6/18/2021 7:44:09 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong