SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 26/4/2024

THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

4/27/2020 10:09:00 AM
Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19
Sở Công Thương yêu cầu các phòng, đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành cần xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu và của toàn dân, toàn xã hội...
 
Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình công nghiệp và an toàn hạ du của các công trình thủy điện tai trong điều kiện dịch bệnh Covid-19; Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Sở Công Thương yêu cầu các phòng, đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành triển khai thực hiện tốt một số công việc sau:

1. Xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu và của toàn dân, toàn xã hội.

2. Khi xuất hiện tình huống thiên tai phải chủ động thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung các nguồn lực, quyết liệt trong công tác chỉ huy, ứng phó, khắc phục hậu quả, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

3. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin Viber, Facebook của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh để thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời và nâng cao nhận thức tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành và nhân dân về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng như diễn biến dịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm túc các Quy định của Trung ương, địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là.

4. Chủ động xây dựng Kế hoạch, phương án PCTT&TKCN năm 2020 của đơn vị cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, đặc biệt trong bối cảnh phải tập trung cao độ để phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay; cập nhật, bổ sung, hoàn thiện phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão, phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro, phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, phương án ứng phó trong điều kiện có bão, lũ lớn, lũ đặc biệt lớn. Nâng cao năng lực chỉ huy, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị mình trên tinh thần chủ động, sáng tạo theo phương châm “bốn tại chỗ”; Sẵn sàng huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

5. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đảm bảo từng công việc cụ thể, mỗi vị trí xung yếu đều có người chịu trách nhiệm. Tiếp tục kiện toàn, củng cố, thành lập lực lượng xung kích của đơn vị; tham gia tập huấn, tập dượt, diễn tập công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ứng cứu đột xuất khi có lệnh điều động của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, ngành hoặc chính quyền sở tại.

6. Tham mưu rà soát lồng ghép nội dung PCTT&TKCN vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thiết kế, xây dựng các công trình để bảo đảm an toàn cho công trình, cho cộng đồng đối với các hình thái thiên tai.

7. Thường xuyên phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong quá trình ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố.

8. Tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội facebook, zalo,..). Xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt khi có bão; xây dựng phương án dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra (xuất hiện bão mạnh, siêu bão; vỡ đê; tình huống ngập lụt khẩn cấp hạ du các hồ chứa nước trên các lưu vực sông...).

9. Theo dõi chặt chẽ diến biến thời tiết, mưa, lũ để nắm bắt, kịp thời triển khai phương án phòng tránh, đồng thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, nhất là đối với các cơ sở, đơn vị hoạt động trên sông, ven sông, bãi sông, đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống trụ sở làm việc, cửa hàng, kho hàng, nhà xưởng,... của mình, nhất là ở các khu vực xung yếu, xa trụ sở đơn vị. Tiến hành gia cố, tu bổ, chằng chống, sửa chữa ngay những nơi hư hỏng. Xây dựng các phương án bảo quản hàng hoá, vật tư, tài liệu,... khi tình huống xấu xảy ra. Thường xuyên chăm lo đến việc bảo quản các loại vật tư, thiết bị có yêu cầu cần bảo quản nghiêm ngặt như: hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, dây kíp dẫn nổ, nồi hơi, kho, téc xăng dầu, xi măng, bông vải sợi, quần áo, nguyên phụ liệu làm giầy xuất khẩu,…

10. Luôn sẵn sàng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện kiểm kê, trang bị vật dụng, phương tiện bảo vệ cá nhân cho cán bộ tại đơn vị mình như: áo đi mưa, giầy ủng, mũ, đèn pin, găng tay cách điện, kìm kéo điện, phao cứu nạn, thuyền cứu nạn, bình bọt chữa cháy, cầu thang, vòi phun nước,... Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm làm đầu mối nắm chắc nguồn cung một số hàng hóa thiết yếu cần chủ động cân đối lượng hàng hiện có, đồng thời liên hệ tìm nguồn hàng, nhất là đối với nhóm hàng: Xăng dầu, dầu hỏa, muối ăn, mì ăn liền, nước sạch, đèn pin, đèn thắp sáng,…. để sẵn sàng cung ứng cho các vùng bị thiên tai, úng lụt khi có yêu cầu của Ban chỉ huy PCTT&TKCN ngành, của tỉnh.

11. Phối hợp với các đơn vị tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi sông và của các bến bãi trên địa bàn; tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

12. Thường xuyên thực hiện công tác thống kê, báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra (nếu có) và gửi về Ban chỉ huy PCTT&TKCN ngành Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

13. Thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực, trực ban và báo cáo theo Quy định của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Hải Dương. Khi có báo động cấp 3, 100% quân số Ban chỉ huy PCTT & TKCN và lực lượng xung kích của ngành phải có mặt 24/24 giờ để thường trực chỉ huy và ứng cứu phòng, chống thiên tai, mưa, lũ kịp thời.

Nguồn Bài: Sở Công Thương

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024” tỉnh Hải Dương (4/22/2024 5:28:11 PM)
Những lần Bác Hồ về thăm Hải Dương (4/9/2024 4:14:52 PM)
Hướng dẫn sử dụng VNeiD mức độ 1, 2 (3/11/2024 4:00:45 PM)
Sở Công Thương tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch số 560 /KH-SCT về công tác dân vận chính quyền (3/11/2024 10:54:45 AM)
Quy trình xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (4/20/2023 10:24:56 AM)
Tham gia ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (2/20/2023 3:34:18 PM)
Thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (10/20/2022 3:05:26 PM)
Sở Công Thương tuyên truyền Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh (10/7/2022 4:21:27 PM)
Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương lần thứ IX năm 2022 (8/15/2022 8:16:46 AM)
Mời doanh nghiệp tham gia Chương trình “Chắp cánh Thương hiệu Việt” (7/20/2022 8:55:44 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong