SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 27/4/2024

Tin hoạt động

12/9/2011 12:00:00 AM
Dự kiến một số thay đổi của Bộ luật Lao động so với quy định hiện hành
Từ ngày 20/10/2011, Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ hai đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Trong kỳ họp này, Quốc hội bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng trong đó có dự kiến sửa đổi Hiến pháp, bổ sung một số luật, sửa đổi một số luật trong đó có Bộ luật Lao động.

Từ ngày 20/10/2011, Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ hai đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Trong kỳ họp này, Quốc hội bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng trong đó có dự kiến sửa đổi Hiến pháp, bổ sung một số luật, sửa đổi một số luật trong đó có Bộ luật Lao động.

Là Bộ luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ lao động, từ khi ra đời đến nay (01/01/1995) Bộ luật Lao động đã trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ trong lao động. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, những người lao động – nhân tố trực tiếp tham gia thúc đẩy quá trình phát triển chính trị, kinh tế xã hội đang nảy sinh những bất cập đòi hỏi phải điều chỉnh lại một số điều của Bộ luật lao động cho phù hợp để đáp ứng sự phát triển, sự hoàn thiện con người, động lực chính của sự phát triển trong toàn xã hội.

Mặt khác, qua thời gian đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điều kiện kinh tế xã hội đã đổi thay nên có điều kiện thực hiện nhiều quyền lợi hơn cho người lao động. Chính sách vì con người, chăm lo cho con người và nhưng thành quả đạt được cũng là những lý do chính đáng để quan tâm tới lợi ích con người nhiều hơn. Vì vậy, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các tổ chức khoa học xã hội và các cơ quan liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ người lao động đã trình ra Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình ra Quốc hội một số thay đổi như sau:

Thứ nhất, về chính sách của Nhà nước dự kiến:

1.  Bổ sung, làm rõ chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ một lần từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, xét giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, có từ 10 đến 100 lao động nữ chiếm 50% trở lên trong tổng số lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp; hoặc có trên 100 lao động nữ chiếm 30% trở lên trong tổng số lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp nhằm thu hút và sử dụng nhiều lao động nữ để giải quyết việc làm.

2. Bổ sung thêm quy định Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trước hết ở các khu kinh tế có nhiều lao động nữ.

Thứ hai, về trách nhiệm của người sử dụng lao động, dự kiến:

1. Bổ sung thêm về trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng giữa người lao động nam và người lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau.

2. Bổ sung làm rõ tính chất “phù hợp” của buồng tắm và buồng vệ sinh cho người lao động tại doanh nghiệp.

3. Bổ sung làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ có con gửi trẻ.

Thứ ba, về quyền của lao động nữ liên quan đến đặc thù giới tính và bảo vệ thai sản, dự kiến:

1. Bổ sung quy định nếu làm việc xa nơi cư trú, lao động nữ có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để giải quyết hợp lý thời gian được nghỉ 30 phút/ngày khi có kinh nguyệt và 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn hưởng đủ lương.

2. Bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo có thai từ tháng thứ sáu làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

3. Bổ sung thêm quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của lao động nữ có thau nếu có giấy của cơ sở khám, chữa bệnh chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

4. Dự kiến nâng thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của lao động nữ từ 4 lên 6 tháng.

5. Bổ sung thêm quy định bảo đảm làm việc cho lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp hết thời gian nghỉ thai sản mà công việc cũ không còn thì được chuyển làm công việc khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

6. Bổ sung thêm quy định về thời gian nghỉ việc vì khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

7. Bổ sung làm rõ lao động nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là đối tượng người sử dụng lao động không được sư dụng làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo quy định của Bộ Lao động – TBXH và Bộ Y tế ban hành.

Thứ tư, bổ sung quy định về lao động giúp việc gia đình, xác định rõ công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt đông thương mại.

Thứ năm, làm rõ tuổi đời hưởng lương hưu:

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng điều hcỉnh của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; từ năm 2013 trở đi, cứ mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Quá trình soạn thảo các quy định pháp luật về lao động đối với lao động nữ, Hội đã tích cực thể hiện quan điểm và cơ bản đồng tình với những dự kiến thay đổi nêu trên. Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tháng 7/2011 đã có thêm một số ý kiến kiến nghị để hoàn thiện hơn các quy định như sau:

Một là, về tuổi đời hưởng lương hưu:

1. Đối với người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động, giữ nguyên quy định nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với nữ, 60 đối với nam. Đề nghị nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý hơn đối với lao động có trình độ cao, bổ sung quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ tương đương với 5 năm nghỉ trước nam giới.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: đề nghị quy định độ tuổi của nam, nữ là 60 tuổi và không thực hiện tăng lộ trình hàng năm.

Hai là, về vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo: đề nghị xác định rõ chính sách khuyến khích xã hội hoá phát triển các mô hình trông giữ trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo với chi phí hợp lý trong cộng đồng hỗ trợ cho lao động nữ.

Ba là, về vấn đề thai sản, đề nghị:

1. Nâng thời gian lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản từ 2 tháng lên thành “ít nhất 4 tháng sau khi sinh”.

2. Bổ sung thêm quy định chồng của lao động nữ làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được nghỉ tối đa một khoảng thời gian trước và sau khi sinh con.

3. Bổ sung quy định đối với lao động

 nữ làm công việc nặng nhọc độc hại được nghỉ trước, sau khi sinh con, cộng lại từ 6 đến 8 tháng.

Bốn là, về vấn đề khác:

đề nghị bổ sung nguyên tắc bình đẳng giới trong tuyển dụng và không được từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hoạt động công đoàn không theo lối mòn (1/24/2019 2:29:07 PM)
Hướng tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 (9/10/2018 11:50:57 AM)
Đại hội Công đoàn Ngành Công Thương Hải Dương, nhiệm kỳ 2018-2023 thành công tốt đẹp (3/29/2018 11:25:22 AM)
Công đoàn Văn phòng Sở Công Thương tổ chức thành công Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2017-2022 (11/29/2017 1:57:23 PM)
Công đoàn ngành Công Thương Hải Dương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017 (7/27/2017 9:20:12 AM)
Hướng dẫn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" (4/25/2017 4:43:19 PM)
Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam quan tâm người lao động (11/18/2016 9:43:11 AM)
Công đoàn Công ty TNHH Shints BVT Tổng kết khen thưởng cán bộ đoàn viên (1/22/2016 11:11:38 AM)
CÔNG TY TNHH MAY MẶC MAKALOT 1 TỔ CHỨC Fesstival “Đêm hội nối vòng tay lớn” (1/15/2016 11:09:08 AM)
Công ty TNHH Makalot VN 2 tổ chức "Ngày hội đoàn kết Makalot 2015” (1/11/2016 11:04:14 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong