SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
chủ nhật, ngày 28/4/2024

Tin hoạt động

10/5/2011 12:00:00 AM
Cách mạng tháng tám và sự phát triển của ngành Công Thương Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng nhanh đã đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu, vượt qua ngưỡng các nước nghèo, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Công nghiệp và dịch vụ đã đóng góp 79,4% GDP cho quốc gia.

Cách mạng tháng tám thành công (19/8) đã mở ra một kỷ nguyên mới lớn lao đối với dân tộc Việt nam, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (2/9) mở đầu cho một nước Việt nam độc lập, có chủ quyền, chấm dứt hàng ngàn năm phong kiến, chấm dứt gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp, góp phần làm thay đổi khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực công thương, ta thử tìm hiểu để thấy sự phát triển qua cuộc cách mạng vĩ đại này.

Sau khi ký hiệp ước Patenôtre 1884 Pháp coi như đã xác lập quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa nhằm phục vụ lợi ích của Pháp. Ngày 12/3/1870 một nhà thám hiểm Pháp tên là Henri Rivere tới vịnh Hạ Long và nhìn thấy một mỏ than lộ thiên khổng lồ. Đến 1890 Pháp bắt tay vào tuyển mộ nhân công và tiến hành khai thác mỏ. Đến 1939 đã đạt 2.615.000 tấn và xuất khẩu tới 68% lượng than này. Sau đó tiếp tục khai thác thiếc. kẽm, các kim loại khác. Thời điểm cao nhất giá trị ngành khai thác mỏ lên đến 40 triệu đồng Đông Dương.

Năm 1894 Pháp bắt đầu xây dựng nhà máy xi măng. Tới 1939 sản lượng xi măng đạt 300.000tấn trong đó xuất khẩu 157.000tấn.

Công nghiệp chế biến tập trung vào xay sát lúa gạo. Năm 1929 xuất khẩu 2.500 tấn gạo. Công nghiệp khai thác gạo chủ yếu phục vụ công nghiệp nấu rượu. Lượng rượu sản xuất năm 1942 là 48.000.000 lít.

Năm 1903 bắt đầu xây dựng công nghiệp dệt đến năm 1924 xây dựng nhà máy dệt Nam Định có 600 công nhân. Năm 1925 xuất khẩu sang Pháp 334.835 kg tơ lụa...

Công nghiệp của người Việt Nam hầu như không phát triển. Chỉ có một số làng nghề thủ công. ở Bắc bộ có khoảng 250.000 nông dân kiêm thợ thủ công chiếm 7% dân cư. Trong đó nghề dệt có khoảng 550.000 người, xay thóc giã gạo kinh doanh 54.000người mây tre đan 40.000người, đồ mộc 10.000người

Pháp thực hiện chế độ thuế chuyên mãi với 3 sản phẩm quan trọng là muối, rượu, thuốc phiện. Đây là 3 thứ “Công quản”. Mục đích của công quản là nâng giá 3 mặt hàng lên rất cao rồi thông qua độc quyền hoặc cưỡng bức tiêu thụ để thu tiền cho ngân sách.

Từ năm 1887, Pháp áp dụng chế độ độc quyền về muối. Tất cả các cơ sở sản xuất muối của dân đều phải bán cho Pháp. Ai bán ra ngoài bị coi là vi phạm, bị phạt nặng. Pháp thu mua 0,2 đồng/tạ và bán ra 2,1 đồng/tạ. đến năm 1927 mua 0,34 đồng/tạ, bán ra 3 đồng/tạ.

Với rượu, Pháp cấm dân không được nấu rượu và phải tiêu thụ rượu do Pháp nấu. Người nào muốn nấu rượu kinh doanh phải được sự đồng ý của Pháp và phải bán lại rượu cho Pháp, không được bán ra bên ngoài. Khi công ty của Pháp bán rượu cho dân, giá chênh lệch giữa mua và bán là 5 lần. (mua 7xu/lít, bán 35xu/lít). Mỗi xuất đinh (nam giới từ 18 tuổi trở lên) 1 năm phải tiêu thụ 5 lít.

Thuốc phiện ở Việt Nam được pháp cho phép tiêu thụ như một thứ hàng tiêu dùng tự do, không có sự ngăn cấm nào. Nhưng nguồn thuốc phiện thì do Pháp độc quyền quản lý. Sau đó cho các thương nhân Hoa kiều thầu qua một hệ thống từ trên xuống dưới: Từ đại ty xuống đại lý rồi đến đại bài rồi đến tiểu bài. Chỉ tính riêng tỉnh Nam Định từ 1915 đã có 3 đại ty phụ trách 25 đại lý. Các đại lý này cung cấp thuốc phiện cho 1.095 tiểu bài. Trong thành phố lúc đó có 30 ngàn dân mà có đến 209 tiểu bài. Như vậy tính trung bình 143 dân có 1 tiệm thuốc phiện. Giá bán thuốc phiện cao gấp 10 lần giá mua nơi sản xuất.

Kinh doanh 3 mặt hàng này cung cấp 60-70% cho ngân sách của Pháp ở Việt Nam.

Cách mạng tháng 8 thành công đã xoá bỏ các tàn tích của chế độ thực dân phong kiến. Trải qua 66 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, hiện nay tốc độ phát triển công nghiệp đạt 12,6% năm. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh liên tục (1988 là 21,6%; 1995 là 28,8%; 2010 chiếm 42,2%).

Kim ngach xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD năm 2010 gấp 92 lần năm 1986. Tăng trưởng bình quân đạt 26%năm.

Nhập siêu giảm dần từ 300% năm 1986 còn 17,5% năm 2010. Thương mại nội địa đạt 1.561,6 ngàn tỷ đồng năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986 - 2010 là 65,6%.

Tốc độ tăng trưởng nhanh đã đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu, vượt qua ngưỡng các nước nghèo, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Công nghiệp và dịch vụ đã đóng góp 79,4% GDP cho quốc gia./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hoạt động công đoàn không theo lối mòn (1/24/2019 2:29:07 PM)
Hướng tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 (9/10/2018 11:50:57 AM)
Đại hội Công đoàn Ngành Công Thương Hải Dương, nhiệm kỳ 2018-2023 thành công tốt đẹp (3/29/2018 11:25:22 AM)
Công đoàn Văn phòng Sở Công Thương tổ chức thành công Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2017-2022 (11/29/2017 1:57:23 PM)
Công đoàn ngành Công Thương Hải Dương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017 (7/27/2017 9:20:12 AM)
Hướng dẫn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" (4/25/2017 4:43:19 PM)
Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam quan tâm người lao động (11/18/2016 9:43:11 AM)
Công đoàn Công ty TNHH Shints BVT Tổng kết khen thưởng cán bộ đoàn viên (1/22/2016 11:11:38 AM)
CÔNG TY TNHH MAY MẶC MAKALOT 1 TỔ CHỨC Fesstival “Đêm hội nối vòng tay lớn” (1/15/2016 11:09:08 AM)
Công ty TNHH Makalot VN 2 tổ chức "Ngày hội đoàn kết Makalot 2015” (1/11/2016 11:04:14 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong