SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 19/4/2024

Đầu tư và Hợp tác quốc tế

7/3/2017 9:30:13 AM
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương ĐCSVN
Nghị quyết chỉ rõ, trong thời gian tới, các cơ quan từ Trung ương tới địa phương bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền về chủ trương hội nhập sâu và toàn diện, cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
 
Ngày 25/4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị quyết số 38/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chính phủ xác định, đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và coi hội nhập quốc tế là định hướng lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết chỉ rõ, trong thời gian tới, các cơ quan từ Trung ương tới địa phương bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền về chủ trương hội nhập sâu và toàn diện, nhận thức về các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau.

Thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Để nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết nêu rõ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với lộ trình cụ thể, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, loại bỏ dần các mệnh lệnh hành chính. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là Chính phủ kiến tạo, thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cải cách tư pháp, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhất là nâng cao nhận thức về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển năng lực hội nhập quốc tế. Tổ chức các hoạt động sâu về lý luận và thực tiễn hội nhập quốc tế phục vụ triển khai hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực và cấp độ.

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tính kết nối, gia tăng liên kết vùng, khu vực và quốc tế; cung cấp dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa với chất lượng cao. Ưu tiên đầu tư và đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông.

Rà soát kỹ các cam kết quốc tế và trên cơ sở luật pháp Việt Nam, chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật phù hợp (tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ - nguồn gốc, bảo vệ môi trường…) nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế song song với bảo vệ lợi ích của Việt Nam, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, các mặt hàng của Việt Nam.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế

Nghị quyết cũng đưa ra 8 nhiệm vụ cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cụ thể, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Trọng tâm là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, bảo đảm an toàn nợ công, giảm bội chi ngân sách; giữ vững an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển đồng bộ và thông suốt các loại thị trường. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong 5-10 năm tới, tập trung thực hiện các thỏa thuận, cam kết trong các hiệp định kinh tế thương mại đã ký kết. Trong trường hợp cần ký kết, tham gia các hiệp định mới, phải được xem xét thận trọng.

Triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn; thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động; huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế; tạo động lực cho các thành phần kinh tế tiếp tục sáng tạo, phát huy tiềm năng sẵn có.

Thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động; huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế; tạo động lực cho các thành phần kinh tế tiếp tục sáng tạo, phát huy tiềm năng sẵn có.

Bổ sung và kiện toàn cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp… đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

Khẩn trương điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chú trọng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa rộng, kết nối với công nghiệp trong nước. Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cao, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động Việt Nam.

Ngoài các nhiệm vụ trên, Nghị quyết cũng nêu rõ cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ thường xuyên như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn; Giữ vững và tăng cường quốc phòng – an ninh; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế quốc tế trong quá trình hội nhập; Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và giải quyết các mối quan hệ lao động; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường./.

Nguồn Bài: Bùi Văn An (Tổng hợp)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025 (12/29/2023 4:17:21 PM)
Mời tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Ả rập xê út (8/21/2023 4:42:28 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Thái Lan (6/19/2023 3:42:54 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Ấn Độ (6/19/2023 3:04:48 PM)
Thông báo khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh cho công dân qua cửa khẩu Xí Mần, huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang (6/19/2023 2:39:29 PM)
Mời tham gia đoàn Xúc tiến đầu tư - thương mại tại Trung Quốc (5/5/2023 11:02:09 AM)
Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en (4/5/2023 10:09:05 AM)
Bộ Công Thương đã cắt giảm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu (1/10/2023 8:45:01 AM)
Hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp" (11/23/2022 4:44:55 PM)
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tăng 42% (10/5/2022 2:48:53 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong