SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

CÔNG NGHIỆP

3/28/2019 9:24:50 AM
Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Để ngành CNHT trên địa bàn tỉnh phát triển hơn nữa cần thực hiện một số giải pháp như tuyên truyền và thực hiện các chính sách pháp luật về phát triển CNHT tới các doanh nghiệp; thực hiện tốt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
 
Những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ, ngành và nhiều địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT)  nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo hướng liên kết bền vững. Tại Hải Dương, lĩnh vực này đã đạt được một số bước tiến cả về chất và lượng. Tuy nhiên để CNHT phát triển ổn định, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm CNHT cần phải tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo nhu cầu và xu hướng của thị trường, đáp ứng tốt chuỗi liên kết trong sản xuất, lắp ráp.

Phát triển CNHT là cơ sở để tăng trưởng công nghiệp bền vững, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất theo tỷ lệ nội địa hóa, giúp giảm nhập khẩu, đồng thời làm gia tăng giá trị sản phẩm, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính phủ và các Bộ ban ngành trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản, chính sách ưu đãi nhằm phát triển CNHT, tạo ra cơ hội mới cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Trước mắt phát triển CNHT ở những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh, thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ.

Tại Hải Dương, ngày 31/12/2014 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ”; ngày 08/03/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 754/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hàng năm, Sở Công Thương Hải Dương đã tích cực tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ tới các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh như: Đăng ký chuyển giao công nghệ từ phía Hàn Quốc; đăng ký chủ trì, phối hợp thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm thuộc giai đoạn 2016-2025…. Mục tiêu phát triển CNHT của tỉnh Hải Dương phấn đấu đến năm 2020 tỉnh trở thành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện và phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia. Mục tiêu cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất CNHT giai đoạn 2016-2020 đạt 13,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 12,9%/năm; giá trị sản xuất CNHT đạt 39.202 tỷ đồng năm 2020 và 132.317 tỷ đồng năm 2030 (theo giá so sánh năm 2010); tỷ trọng giá trị sản xuất CNHT trong tổng giá trị sản xuất CN toàn tỉnh năm 2020 đạt 19,6%/năm và năm 2030 đạt 19,3%.

Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô (Ảnh minh họa)

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai thực hiện việc quản lý, phát triển CNHT ngoài những thuận lợi, sự quan tâm của Đảng , Nhà nước, các cấp, các ngành thì việc phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc như:

- Một số sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh chủ yếu là gia công và lắp ráp cụm linh kiện, sản xuất sản phẩm đơn giản là chính, có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động. Công nghệ sản xuất còn ở trình độ thấp, thiếu các doanh nghiệp có khả năng sản xuất linh kiện, phụ tùng đòi hỏi kỹ thuật cao như vi mạch, linh kiện bán dẫn, chíp, chế tạo chi tiết phức tạp như động cơ xe máy, ô tô... Trình độ nguồn nhân lực phục vụ sản xuất CNHT còn thấp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí máy móc. Những yếu tố trên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm CNHT, làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm CNHT trên thị trường.

- Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng và quy mô sản xuất, áp đảo hoàn toàn các doanh nghiệp trong nước cả về chất và lượng càng khiến doanh nghiệp nội khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm CNHT của các tập đoàn lớn. Do vậy việc cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về vốn, kinh nghiệm và công nghệ dường như là quá sức với doanh nghiệp trong nước.

Để ngành CNHT trên địa bàn tỉnh phát triển hơn nữa cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về phát triển CNHT tới các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động CNHT nói riêng trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành công thương trong việc được tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT trên địạ bàn tỉnh nhằm thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển công nghiệp nói trung, công nghiệp hỗ trợ nói riêng và các chính sách phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh.   

3. Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh Hải Dương. Triển khai tốt Đề án “Ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ” theo Quyết định số 3464/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh.

4. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin thị trường... trong sản xuất và cung cấp sản phẩm.

5. Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phát triển CNHT như giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, thông tin thị trường…; xây dựng các trang web chuyên ngành CNHT; xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản CNHT; thực hiện tốt việc kết nối, trao đổi thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trong phát triển sản xuất sản phẩm CNHT.

6. Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thu hút các dự án CNHT theo quy hoạch của tỉnh. Quan tâm, ưu tiên thu hút đầu tư, hỗ trợ thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI lớn sản xuất sản phẩm CNHT phục vụ chuỗi sản xuất toàn cầu. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư trong nước nhằm dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay, mặt bằng sản xuất, thông tin công nghệ cho đầu tư phát triển CNHT./.

Nguồn Bài: Phạm Văn Chí

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Mời đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025 (2/2/2024 4:39:55 AM)
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công trên địa bàn tỉnh Hải Dương (12/27/2023 3:21:38 AM)
Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (10/25/2023 8:15:15 AM)
Thẩm định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Hải Dương (6/30/2023 8:45:22 AM)
UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp (2/17/2023 3:59:06 AM)
Mời doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024 (1/18/2023 3:09:45 PM)
Kết quả bình xét đề nghị tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (12/24/2022 9:15:05 AM)
Danh sách đề nghị xét tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (10/26/2022 8:33:48 AM)
Khảo sát thực tế xây dựng đề án khuyến công năm 2022 (9/28/2022 11:14:45 AM)
Mời dự Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Algeria 2022 (6/20/2022 8:48:12 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong