SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

6/13/2022 4:35:41 PM
Thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại
Vừa qua, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lương Ngọc, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương về kết quả nổi bật của thương mại điện tử cũng như sự đồng hành của Sở Công Thương trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử.
 

Phóng viên: Như chúng ta đã biết thương mại điện tử đã mang lại nhiều kết quả cho nền kinh tế nói chúng của tỉnh Hải Dương. Ông hãy cho biết và đánh giá kết quả nổi bật của thương mại điện tử tại Hải Dương trong thời gian qua?

Trả lời:

Trước hết, phải nói đến nhận thức về vị trí, vai trò cũng như những lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT) trong các cơ quan nhà nước, trong cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành; trong công tác tổ chức, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, interrnet trên toàn tỉnh đạt tốc độ phát triển nhanh, rộng khắp; qua đó đảm bảo tốt việc cung cấp các dịch vụ về viễn thông và internet chất lượng với nhiều loại hình phong phú, đa dạng phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy TMĐT phát triển.

Thứ ba, hiện nay, 100% cơ quan nhà nước đã xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và xây dựng kho cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Toàn tỉnh có gần 60 Trang tin điện tử của các cơ quan nhà nước; tất cả đều được tích hợp vào Cổng Thông tin điện tử của tỉnh theo mô hình “Chính phủ điện tử”. 100% dịch vụ hành chính công trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh ở mức độ 2 và 3; nhiều dịch vụ đã chuyển sang mức độ 4.

Thứ tư, dịch vụ ngân hàng và thanh toán điện tử được đẩy mạnh, toàn tỉnh có trên 300 máy ATM; khoảng 1.000 máy POS. Các ngân hàng thương mại liên tục phát triển sản phẩm, dịch vụ như: Thẻ tín dụng, thẻ điện tử, dịch vụ Internet Banking, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, nộp thuế điện tử…

- Việc kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử được triển khai rộng khắp; góp phần tích cực trong cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 30 ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ thuế điện tử, với khoảng trên 7.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia dịch vụ

- Hầu hết doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử. Hải quan Hải Dương đã triển khai hệ thống CNTT hiện đại; tích hợp đầy đủ các chức năng, từ việc xử lý thủ tục, hồ sơ hải quan điện tử, manifest, thanh toán, giấy phép điện tử… Xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và khu vực ASEAN.

Thứ năm, môi trường pháp lý về thanh toán điện tử từng bước được hoàn thiện. Các cơ chế quản lý, xử phạt vi phạm trong TMĐT mặc dù chưa nhiều nhưng đang từng bước phát huy hiệu quả. Công tác an toàn, bảo mật thông tin trong các giao dịch TMĐT dần được nâng cao, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi tham gia TMĐT.

Thứ sáu, các doanh nghiệp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình trên mạng internet thường xuyên rất hiệu quả. Việc mua bán, trao đổi trên các sàn TMĐT được hình thành và xuất hiện trong hầu hết hoạt động của các doanh nghiệp và số đông người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên. Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm được diễn ra trên môi trường TMĐT góp phần làm thay đổi nhận thức, thói quen mua sắm hàng hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh.

Và một điều không thể không nói đến về chỉ số TMĐT của tỉnh: Theo số liệu thống kê của Hiệp hội TMĐT Việt Nam công bố ngày 12/5 vừa qua, chỉ số TMĐT của tỉnh Hải Dương năm 2022 đạt 22,4 điểm; đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó: Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đứng thứ 12/63 và chỉ số giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đứng thứ 14/63. Đây là những kết quả mà tôi cho rằng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo đà cho TMĐT phát triển; góp phần thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Phóng viên: Hiện nay doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt của nền kinh tế nói chung. Việc thúc đẩy chuyển đổi số nói chung và ứng dụng TMĐT nói riêng cho các doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Vậy ông cho biết Sở Công Thương đã đồng hành cùng doanh nghiệp như thế nào để giúp doanh nghiệp phát triển TMĐT?

Trả lời:

Như chúng ta đã biết, trong gần 03 năm qua dịch bệnh Covid-19 liên tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó TMĐT đã trở thành một công cụ hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động SX-KD, tìm kiếm, mở rộng và kết nối thị trường đầu vào, đầu ra cho chuỗi sản xuất từ đó giảm thiểu và hạn chế tối đa tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức, triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động SX-KD. Sở Công Thương, trực tiếp là Trung tâm XTTM đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai, ứng dụng TMĐT

Trước hết, Trung tâm đã thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung tuyên truyền về TMĐT và những lợi ích của TMĐT trong hoạt động SX-KD cũng như trong các lĩnh vực đời sống; phổ biến các chính sách pháp luật và kỹ năng ứng dụng TMĐT. Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, các cuốn sổ tay, các bộ tài liệu về TMĐT. Đặc biệt là tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sự kiện lớn về TMĐT như: Black Friday hay sự kiện “Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday” do Bộ Công Thương tổ chức hàng năm.

Các hoạt động này giúp doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu biết về các quy trình mua bán, giao dịch TMĐT; nắm vững các văn bản, chế độ, chính sách của pháp luật liên quan tới TMĐT.

Thứ hai, Trung tâm đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của Cục Xúc tiến thương mại, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) như Trung tâm Ứng dụng CNTT xúc tiên thương mại (Intech), Trung tâm Phát triển TMĐT (Ecmviet) tổ chức hàng loạt khóa đào tạo, hội thảo nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ ứng dụng TMĐT; phổ biến kiến thức pháp luật trong TMĐT; các giải pháp bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp; Kỹ năng bán hàng và tiếp thị trên môi trường trực tuyến; Xây dựng trải nghiệm mua sắm online; Xuất khẩu trực truyến sau đại dịch Covid-19; Vai trò của TMĐT trong nền kinh tế số…

Thông qua các khóa đào tạo, hội thảo, đã từng bước nâng cao trình độ ứng dụng TMĐT, giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, ký thêm các hợp đồng trong và ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu.

Thứ ba, tập trung xây dựng và phát triển các bộ giải pháp, các phần mềm dùng chung để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức, triển khai ứng dụng TMĐT như:

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng Website TMĐT và tham gia cung ứng sản phẩm, hàng hóa trên các Sàn TMĐT lớn, uy tín trong và ngoài nước như Sendo, Lazada, Tiki, Voso, Postmart… Trong thời gian qua, Trung tâm đã hỗ trợ cho gần 100 doanh nghiệp xây dựng Website TMĐT để kinh doanh trực tuyến và hàng trăm doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT trong và ngoài nước.

+ Tổ chức các hoạt động liên kết giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trên các Cổng thông tin thị trường trong nước và quốc tế như: www.vietnamexport; www.asemconnect; Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến cũng như trên các website uy tín của các Bộ, Ngành…

+ Xây dựng và phát triển các phần mềm dùng chung thuộc Chương trình phát triển TMĐT quốc gia như: "Bản đồ trực tuyến điểm phân phối hàng Việt trên địa bàn tỉnh Hải Dương"; "Sàn Thương mại điện tử tỉnh Hải Dương"; Hệ thống "Quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu Hải Dương"; Hệ thống "Quản lý chương trình khuyến mãi trên địa bàn tỉnh"… Các phần mềm này được xây dựng từ năm 2018 và liên tục được phát triển qua đó giúp doanh nghiệp khai thác thông tin và tổ chức, triển khai các hoạt động TMĐT một cách chính thống, an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị chức năng của Cục XTTM và Cục TMĐT hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng tem xác thực hàng hóa điện tử; xây dựng và ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa. Qua đó giúp các doanh nghiệp bảo vệ và nâng cao uy tín của sản phẩm, khẳng định vị thế và giá trị thương hiệu của sản phẩm và thương hiệu của chính doanh nghiêp…

Có thể nói, các hoạt động trên đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ và thúc đẩy doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX-KD; đồng thời đẩy mạnh thanh toán và mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh./.

"Trích phỏng vấn ông Nguyễn Lương Ngọc - Giám đốc Trung tâm XTTM tại Chương trình CĐS của Đài PT-TH Hải Dương”

 

 

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Mời doanh nghiệp tham gia Đoàn xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản (3/22/2024 4:18:07 PM)
Hơn một nửa dân số Việt mua sắm online (11/24/2023 4:11:55 AM)
Bộ Công Thương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử (9/5/2023 7:43:05 AM)
Bộ Công Thương gỡ khó để doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới (7/7/2023 8:19:07 AM)
Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số (1/23/2023 9:31:20 PM)
Tích cực tuyên truyền Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022 (12/11/2022 3:36:12 AM)
Những lưu ý đối với người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến (10/5/2022 2:58:33 PM)
Thúc đẩy lành mạnh hóa thị trường thương mại điện tử (8/23/2022 2:36:52 PM)
Tiếp sức hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới (6/30/2022 1:49:44 PM)
Xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hải Dương qua thương mại điện tử (6/28/2022 8:29:27 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong