SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 25/4/2024

KHUYẾN CÔNG & TƯ VẤN PTCN

3/31/2022 9:52:54 AM
Tăng cường công tác quản lý hoạt động các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã tích cực tham mưu đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát triển CN-TTCN tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
 

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 65 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và 01 làng nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp được UBND tỉnh công nhận. Sản phẩm của các làng nghề ở Hải Dương khá phong phú, đa dạng, gồm: Mộc dân dụng, chạm khắc gỗ mỹ nghệ, cơ khí, mây giang xiên, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, gốm sứ, làm hương... Các làng nghề phát triển trên cơ sở các nghề truyền thống chiếm tỷ trọng lớn, nhóm ngành nghề du nhập mới chủ yếu là nghề sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hương.

Nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, Sở Công Thương Hải Dương đã tích cực tham mưu đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích phát triển CN-TTCN tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện nghị định, quyết định của Chính phủ, của UBND tỉnh Hải Dương về công tác khuyến công. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh xét công nhận và thu hồi bằng công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2018-2021, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh công nhận thêm 01 làng nghề mới là “Làng nghề làm hương thôn Tống Xá, huyện Nam Sách”; thu hồi 02 làng nghề do không đạt các tiêu chí làng nghề CN - TTCN là làng nghề Lấu Khê (sản xuất vật liệu không nung) tại xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách và làng nghề chế biến bún bánh Lang Khê tại xã An Lâm, huyện Nam Sách.

Cần có chính sách và định hướng phát triển các làng nghề trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các làng nghề CN-TTCN còn tồn tại và hạn chế như một số làng nghề hiện nay phát triển còn chậm, quy mô nhỏ lẻ, sử dụng trang thiết bị lạc hậu, chất lượng một số sản phẩm chưa cao và kém sức cạnh tranh trên thị trường, nhiều cơ sở còn chưa mạnh dạn đầu tư để sản xuất. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Một số nhóm ngành nghề phát triển còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động mang tính cầm chừng, chưa bền vững. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang ở mức cao, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân; các hộ sản xuất kinh doanh chưa chú trọng đến các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Để từng bước tạo hướng đi, phát triển bền vững cho các làng nghề CN-TTCN trên địa bàn tỉnh, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

1- Tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan, nhất là công tác phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác phát triển làng nghề; củng cố và nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khuyến công trên địa bàn các huyện, thành phố.

2- Xây dựng đề án, chiến lược tổng thể phát triển làng nghề CN-TTCN trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các làng nghề, đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và đưa ra định hướng phát triển các làng nghề trong thời gian tới.

3- Tăng cường nâng cao chất lượng, vai trò của công tác khuyến công, xúc tiến thương mại để thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ các các cơ sở sản xuất CN-TTCN, các làng nghề tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

4- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hạ tầng làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sống của các hộ dân sinh sống trong làng nghề. Từng bước phát triển các làng nghề CN-TTCN bền vững.

5- Xây dựng và phát triển các mô hình du lịch - làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm công nghiệp nông thôn của địa phương.

6- Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo và nghiên cứu, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để tạo ra các sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề CN-TTCN nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đồng thời hướng tới xuất khẩu.

Nguồn Bài: Nguyễn Hồng Chuyến (QLCN-SCT)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Hải Dương năm 2023 (12/13/2023 3:19:18 PM)
Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho người quản lý năng lượng (9/13/2023 10:38:41 AM)
Hội nghị khuyến công 28 tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XVII tại Quảng Ninh (8/7/2023 4:56:47 AM)
Triển khai phổ biến, hướng dẫn kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023 (6/30/2023 2:51:16 AM)
Nghiệm thu Đề án Khuyến công Quốc gia năm 2022 (12/12/2022 10:10:21 AM)
Họp Hội đồng thẩm định các đề án khuyến công địa phương năm 2022 (11/11/2022 3:17:09 AM)
Một số giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh 3 tháng cuối năm 2022 (9/30/2022 2:34:14 AM)
Tăng cường công tác quản lý hoạt động các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương (3/31/2022 9:52:54 AM)
Đẩy nhanh triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia (2/28/2022 3:28:05 PM)
Phong tặng danh hiệu 08 Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương (11/8/2021 9:13:13 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong