SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 25/4/2024

THƯƠNG MẠI

9/28/2015 1:55:26 PM
Những việc cần tập trung thực hiện khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành
Việc chuẩn bị và triển khai các giải pháp trợ giúp doanh nghiệp khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành là một trong những nội dung trọng tâm của công tác hội nhập quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hơn trong tiến trình hội nhập với khu vực.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (tháng 01/2007), Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN thống nhất rút ngắn thời gian hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt là AEC) từ năm 2020 xuống năm 2015. Dự kiến Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức hình thành sau ngày 31 tháng 12 năm 2015. Như vậy bước sang năm 2016, ASEAN sẽ trở thành một thị trường tự do về nhiều mặt, trong đó: Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được lưu chuyển tự do; tự do lưu chuyển đầu tư; tự do lưu chuyển nguồn vốn; tự do lưu chuyển lao động có tay nghề nhằm mục đích kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020.

Do đó, việc chuẩn bị và triển khai các giải pháp trợ giúp doanh nghiệp khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành là một trong những nội dung trọng tâm của công tác hội nhập quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hơn trong tiến trình hội nhập với khu vực. Theo đó, các giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện cụ thể như sau:

* Đối với các Cơ quan Nhà nước

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN với các nội dung phong phú, phù hợp với các đối tượng. Bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền, thực hiện sâu hơn những cơ chế liên kết đã có của ASEAN như: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN.v.v... sẽ tập trung tuyên truyền thêm hai nội dung mới khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành là: Tự do di chuyển lao động có tay nghề và tự do di chuyển vốn trong ASEAN.

- Lồng ghép nội dung thực hiện các cam kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào các chương trình tập huấn cho báo cáo viên của các cơ quan trong tỉnh; phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về Cộng đồng kinh tế ASEAN cho cán bộ công chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Tập trung vào các nội dung như: 4 mục tiêu (yếu tố) cơ bản cấu thành Cộng đồng kinh tế ASEAN; các cơ hội và thách thức; công việc cần triển khai của tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Kế hoạch hành động của UBND tỉnh Hải Dương thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tích cực triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng, công khai, minh bạch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai hệ thống đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư qua mạng quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó tập trung đầu tư các công trình giao thông trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp để hình thành quỹ đất sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư tại Hải Dương. Tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại tạo điều kiện phát triển các kênh lưu thông hàng hóa của tỉnh, kết nối bền vững với chuỗi cung ứng hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN: Hệ thống chợ, TTTM, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, kho trung chuyển, dịch vụ Logictis, bến thủy nội địa….

- Tăng cường hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh thông qua triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại và thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia và của tỉnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa theo hướng liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm nông sản của tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả; từng bước gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, kết nối cung- cầu hàng hóa.

- Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; hỗ trợ doanh nghiệp theo Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020"; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện Chương trình phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2015-2020;

- Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia mạng lưới cung ứng; chuỗi giá trị từng sản phẩm trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và toàn cầu; tập trung vào 6 nhóm sản phẩm: May mặc, da giầy, điện tử, ô tô, cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm. Từng bước tạo ra những sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa như: triển khai cho vay tín dụng đối với hoạt động đầu tư và xuất khẩu theo Nghị định của Chính phủ và Đề án “Ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ” của tỉnh Hải Dương.

* Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về những thách thức khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành như: Cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước trong khối, cạnh tranh trong thị trường lao động, kỹ năng về quản lý và lãnh đạo, chuyên môn, tay nghề, dịch vụ khách hàng.v.v. Tăng cường khuyến cáo và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp: thường xuyên đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; đầu tư cải tiến mẫu mã theo thị hiếu của thị trường; nghiên cứu, áp dụng mô hình quản lý mới phù hợp với thực tiễn;

- Chủ động, tích cực nắm bắt thông tin về Cộng đồng kinh tế ASEAN, xây dựng chiến lược kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng thời kỳ trên cơ sở các hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm thông qua việc tham gia các Hội chợ, triển lãm  trong nước và quốc tế; từ đó đẩy mạnh xuất khẩu ở những lĩnh vực có lợi thế.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lao động giúp cho người lao động có thể làm chủ được những công nghệ mới; đồng thời cần có chính sách để thu hút, giữ chân những lao động có trình độ, tay nghề cao khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành.

- Các doanh nghiệp cần bắt tay, hình thành các chuỗi liên kết cùng tham gia vào chuỗi giá trị, tạo sức mạnh lợi thế nhờ quy mô và phát huy tốt hơn lợi thế so sánh để cạnh tranh với làn sóng nhập khẩu hàng hóa của các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ngay trên thị trường nội địa.

Nguyễn Văn Quang- Trưởng phòng Quản lý thương mại

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thông báo thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (3/27/2024 4:50:03 PM)
Thu hồi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu Phạm Mệnh (3/20/2024 10:03:57 AM)
Cấp Giấy phép thành lập VPĐD của Công ty TNHH tư vấn thông tin doanh nghiệp Dipinshi (Thượng Hải) tại Hải Dương (2/2/2024 8:30:23 AM)
Tăng cường tuyên truyển, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương (1/25/2024 4:59:31 PM)
Tập huấn, quán triệt quy định của pháp luật trong phòng chống tác hại rượu, bia dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (11/17/2023 2:04:29 AM)
Tưng bừng các hoạt động kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Hải Dương (11/16/2023 4:34:25 PM)
Thông báo thay đổi phương thức thông quan hàng hóa đối với mặt hàng tạp hoá khô tại các cửa khẩu phụ tỉnh Lạng Sơn (11/14/2023 11:24:29 AM)
Ngành Công Thương Hải Dương: Tích cực triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá (10/3/2023 10:29:36 AM)
Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, với trọng tâm là tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023-Vietnam Grand Sale 2023" (8/10/2023 10:24:05 AM)
Những nội dung mới cần lưu ý trong quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (8/8/2023 5:01:31 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong