SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

THƯƠNG MẠI

9/28/2022 11:23:18 AM
Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh
Để kịp thời khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, phát triển chợ; nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, trước mắt cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra.
 

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 186 chợ các loại, trong đó có 03 chợ hạng 1 (hoặc chợ đầu mối tương đương hạng 1); còn lại 183 chợ hạng 2 và chợ hạng 3 thuộc quyền quản lý của UBND các huyện, thị xã, thành phố hoặc của UBND các xã, phường, thị trấn và một số doanh nghiệp/hợp tác xã được giao quản lý, khai thác chợ theo quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; cũng như hoạt động trực tiếp quản lý, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh đã được UBND cấp huyện, cấp xã, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm thực hiện, tạo môi trường thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy: Công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế như: (i) Công tác quản lý quỹ đất chợ, việc xác định ranh giới, diện tích đất chợ chưa rõ ràng, cụ thể trên hồ sơ địa chính; (ii) Việc lựa chọn, giao khoán chợ cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, kinh doanh khai thác chợ chưa chặt chẽ và chưa đúng thẩm quyền dẫn đến việc đầu tư xây dựng, huy động vốn, thu phí, ký hợp đồng cho thuê kiot, sử dụng diện tích bán hàng tại chợ chưa phù hợp theo quy định. Đơn vị được giao quản lý chợ chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm tại chợ; (iii) Một số địa phương khi lập các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng gắn với việc di chuyển chợ hoặc lập kế hoạch sữa chữa, cải tạo lại các chợ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại chợ chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công khai phương án di chuyển, phương án sắp xếp các vị trí kinh doanh khi chợ mới hình thành để lấy ý kiến của thương nhân.v.v. dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, đơn thư khiếu kiện.

Để kịp thời khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, phát triển chợ; nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh, trước mắt cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những giải pháp trọng tâm như:

1. Các địa phương cần tập trung xác lập hồ sơ địa chính về đất chợ. Xác định rõ nguồn gốc đất, thửa đất và diện tích thửa đất hiện đang sử dụng vào mục đích đất chợ; đảm bảo quản lý đất chợ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

2. Khẩn trương rà soát lại toàn bộ hồ sơ giao chợ cho các chủ thể đang trực tiếp quản lý, kinh doanh, khai thác; khắc phục ngay những nội dung chưa phù hợp; đảm bảo việc giao chủ thể trực tiếp quản lý, khai thác chợ tuân thủ quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP; Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các quy định pháp luật khác có liên quan; đồng thời yêu cầu các chủ thể đang trực tiếp quản lý, kinh doanh, khai thác chợ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và chính quyền các địa phương cấp huyện, cấp xã trong tỉnh cần thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000, 1/500) trên địa bàn. Trong đó, các đồ án quy hoạch xây dựng có gắn với việc di chuyển chợ ra vị trí mới phải xây dựng Phương án bố trí cho thương nhân đang kinh doanh tại chợ di chuyển ra vị trí mới; Phương án xử lý tài sản của Nhà nước tại chợ (nếu có); Phương án sử dụng đất sau khi chợ cũ dừng hoạt động, thông báo công khai cho thương nhân kinh doanh tại chợ biết.

Đối với các chợ xây dựng lại trên nền chợ cũ hoặc sửa chữa, cải tạo lớn mà có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của thương nhân, phải xây dựng chợ tạm và phương án tái sắp xếp các thương nhân trở lại kinh doanh khi hoàn thành chợ mới; thông báo công khai cho thương nhân kinh doanh tại chợ biết; đảm bảo sự đồng thuận và ổn định tình hình kinh doanh tại địa phương./. 

Nguồn Bài: Nguyễn Văn Quang (QLTM_SCT)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thông báo thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (3/27/2024 4:50:03 PM)
Thu hồi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu Phạm Mệnh (3/20/2024 10:03:57 AM)
Cấp Giấy phép thành lập VPĐD của Công ty TNHH tư vấn thông tin doanh nghiệp Dipinshi (Thượng Hải) tại Hải Dương (2/2/2024 8:30:23 AM)
Tăng cường tuyên truyển, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hải Dương (1/25/2024 4:59:31 PM)
Tập huấn, quán triệt quy định của pháp luật trong phòng chống tác hại rượu, bia dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (11/17/2023 2:04:29 AM)
Tưng bừng các hoạt động kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Hải Dương (11/16/2023 4:34:25 PM)
Thông báo thay đổi phương thức thông quan hàng hóa đối với mặt hàng tạp hoá khô tại các cửa khẩu phụ tỉnh Lạng Sơn (11/14/2023 11:24:29 AM)
Ngành Công Thương Hải Dương: Tích cực triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá (10/3/2023 10:29:36 AM)
Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, với trọng tâm là tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023-Vietnam Grand Sale 2023" (8/10/2023 10:24:05 AM)
Những nội dung mới cần lưu ý trong quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (8/8/2023 5:01:31 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong