SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN

9/27/2019 2:00:28 PM
Những điểm mới xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Luật Cạnh tranh được Quốc hội khóa XIV thông qua tại phiên họp ngày 12/6/2018. Ngày 24/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thi hành Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
 
Để thông tin tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nắm được những điểm mới về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của Luật Cạnh tranh năm 2018, qua đó tránh những tranh chấp, rủi ro trong kinh doanh gây ra, dẫn đến vi phạm pháp luật, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Chương IX của Luật Cạnh tranh năm 2018 “Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh” có những điểm mới được sửa đổi, bổ sung một số quy định so với Luật Cạnh tranh năm 2004 như sau:

Bổ sung nguyên tắc xử lý vi phạm tại khoản 1 Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018, theo đó, “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Về phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh (Điều 111, Luật Cạnh tranh năm 2018) đã quy định các mức phạt tiền tối đa khác nhau được áp dụng đối với các nhóm hành vi như sau:

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.

- Mức phạt tiền tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Bổ sung quy định về chính sách khoan hồng (Điều 112). Do Luật Cạnh tranh năm 2004 không quy định về chính sách khoan hồng, mà mới chỉ có quy định về các tình tiết giảm nhẹ mức độ xử lý vi phạm. Mặt khác, thực tiễn 14 năm thi hành Luật Cạnh tranh cho thấy, quy định về tình tiết giảm nhẹ không giúp khám phá ra nhiều vụ việc vi phạm do chưa tạo được động cơ và áp lực lớn để doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trình báo và cung cấp thông tin về thỏa thuận mà họ tham gia. Vì vậy, cần phải bổ sung các quy định về chính sách khoan hồng để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.

Về thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 114). Do sự thay đổi về trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh nên Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định lại như sau: “1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định. 2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định”.

Về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 115), đây là quy định mới so với Luật Cạnh tranh năm 2004. Theo đó, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành hoặc không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 103 của Luật này thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định. 2. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định”. 

Nguồn Bài: Phạm Khắc Điệp (Tổng hợp)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hướng dẫn sử dụng VNeiD mức độ 1, 2 (3/11/2024 4:00:45 PM)
Sở Công Thương tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch số 560 /KH-SCT về công tác dân vận chính quyền (3/11/2024 10:54:45 AM)
Quy trình xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (4/20/2023 10:24:56 AM)
Tham gia ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (2/20/2023 3:34:18 PM)
Thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (10/20/2022 3:05:26 PM)
Sở Công Thương tuyên truyền Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh (10/7/2022 4:21:27 PM)
Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương lần thứ IX năm 2022 (8/15/2022 8:16:46 AM)
Mời doanh nghiệp tham gia Chương trình “Chắp cánh Thương hiệu Việt” (7/20/2022 8:55:44 AM)
Sở Công Thương công khai quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền (7/14/2022 9:29:46 AM)
Hải Dương họp báo tuyên truyền một số sự kiện trong tháng 5/2022 (5/13/2022 3:11:49 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong