SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 26/4/2024

Đầu tư và Hợp tác quốc tế

8/14/2017 2:31:48 PM
Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu; giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân 8%/năm giai đoạn 2016-2020. Mỗi năm ít nhất 100 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và 200 doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên phụ liệu và linh kiện cho các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu; doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số khâu có giá trị gia tăng cao; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam tăng ít nhất 12 bậc so với năm 2015 và năng lực cạnh tranh quốc gia tăng ít nhất 15 bậc so với năm 2015.

Theo Đề án, các mặt hàng ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh gồm hai nhóm; trong đó, Nhóm hàng nông, thủy sản gồm các mặt hàng như: Gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm chế biến từ sắn, rau quả, chè, mật ong. Nhóm hàng công nghiệp chế biến gồm các mặt hàng: Dệt may; giầy dép; đồ gỗ; va ly, túi xách, ô dù; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; dây điện và cáp điện; máy móc, thiết bị, phụ tùng khác; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón, hóa chất.

Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện như tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; nâng cao sản phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu; tăng cường vai trò của doanh nghiệp nước ngoài trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam; củng cố và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp.

Bên cạnh các giải pháp trên, Đề án cũng xác định các nhóm giải pháp khác như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng.

Nguồn Bài: Bùi Văn An (Tổng hợp)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Khảo sát cộng đồng về Chương trình nghị sự Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sau năm 2025 (12/29/2023 4:17:21 PM)
Mời tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Ả rập xê út (8/21/2023 4:42:28 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Thái Lan (6/19/2023 3:42:54 PM)
Đăng ký tham gia quảng bá địa phương và sản phẩm tiêu biểu tại Ấn Độ (6/19/2023 3:04:48 PM)
Thông báo khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh cho công dân qua cửa khẩu Xí Mần, huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang (6/19/2023 2:39:29 PM)
Mời tham gia đoàn Xúc tiến đầu tư - thương mại tại Trung Quốc (5/5/2023 11:02:09 AM)
Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en (4/5/2023 10:09:05 AM)
Bộ Công Thương đã cắt giảm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu (1/10/2023 8:45:01 AM)
Hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp" (11/23/2022 4:44:55 PM)
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia tăng 42% (10/5/2022 2:48:53 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong