SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

THANH TRA - PHÁP CHẾ

6/29/2015 3:23:22 PM
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực CN-TM trong giai đoạn mới
Thanh tra Sở đã làm tốt vai trò tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác khảo sát, lập kế hoạch thanh tra; bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn diện nhưng không bị chồng chéo.

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là hoạt động tự kiểm tra, xem xét của cơ quan hành chính Nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, để hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hoạt động quản lý luôn sáng tạo, đổi mới, vì thế công tác thanh tra, kiểm tra với ý nghĩa là khâu thiết yếu trong hoạt động quản lý, đòi hỏi được đổi mới không ngừng. Do vậy, cần được hiểu toàn diện trên cả phương diện quản lý, điều hành và phương pháp thanh tra, kiểm tra cụ thể.

Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc, đặc biệt Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, Thanh tra Sở Công Thương Hải Dương đã luôn không ngừng phấn đấu, giữ vững phẩm chất bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ kỷ cương, kỷ luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ Đảng, chính quyền, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân lĩnh vực ngành quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nhiều vi phạm qua đó cũng kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục nhiều bất cập, sơ hở trong thể chế, chính sách hiện hành, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngành Công Thương; công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân ngày càng đi vào nề nếp, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động quản lý và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Sở đã làm tốt vai trò tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác khảo sát, lập kế hoạch thanh tra; bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn diện nhưng không bị chồng chéo; mục đích của hoạt động là tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức và DN hoạt động theo đúng pháp luật. Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn lấy pháp luật làm căn cứ để đánh giá tính hợp pháp, đồng thời có quan điểm lịch sử cụ thể, trên cơ sở tình hình thực tế mà đánh giá đúng mức tính hợp lý trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kiểm tra. Kết luận thanh tra, kiểm tra cụ thể, chính xác, bảo đảm cả tính hợp pháp, hợp lý và có căn cứ thực hiện.

Hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân là hoạt động xuất phát từ phía công dân. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện quy chế dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân thì công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo càng trở nên quan trọng. Qua hoạt động này cơ quan có thẩm quyền xác định rõ sai phạm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bị khiếu nại, tố cáo; khẳng định việc khiếu nại, tố cáo đúng, sai trong nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân. Hiệu quả cuối cùng của hoạt động này thể hiện ở lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Để đạt được điều dó, Thanh tra Sở đã thực hiện tốt việc tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nghiêm Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, không trù dập người khiếu nại, tố cáo; không bao che vi phạm cho người bị khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng trình tự, thủ tục và công khai quá trình giải quyết và kết quả giải quyết.

Thanh tra sở trên cơ sở quy định của pháp luật tập trung vào công tác quản lý Nhà nước và việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp, thương mại thuộc lĩnh vực ngành quản lý; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị trực thuộc sở; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng cường đối thoại, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc mới phát sinh từ cơ sở, không để xảy ra bức xúc, bất bình trong nhân dân, không để các vụ việc tồn đọng, vượt cấp, kéo dài.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực công nghiệp, thương mại trong tình hình mới, hoạt động thanh tra, kiểm tra cần thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Các cấp uỷ Đảng quan tâm lựa chọn và sắp xếp bố trí cán bộ thanh tra đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; cán bộ thanh tra phải có phẩm chất chính trị tốt, đảm bảo về năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác. Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cũng như tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra hơn lúc nào hết phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra, là lực lượng trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm khiết và tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", coi trọng công tác xây dựng Đảng gắn với kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy và đổi mới cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hai là: Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành; các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhằm đảm bảo tính khách quan, tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ trong thực thi công vụ.

Ba là: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách, pháp luật cho tổ chức, cá nhân, làm cho mọi người tự giác chấp hành quy định pháp luật và đặc biệt giám sát cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện công vụ.

Bốn là: Tổ chức thanh tra trú trọng xây dựng lực lượng, nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt các cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt các lĩnh vực đang cần phải sửa đổi cơ chế chính sách, ở các lĩnh vực có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Quá trình thanh tra phải đảm bảo trình tự, thủ tục và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra. Tránh tình trạng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thiếu bản lĩnh, báo cáo kết quả một cuộc thanh tra không rõ ràng, chung chung, thiếu cơ sở, thiếu chứng cứ… Quá trình thanh tra, kiểm tra phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, trên cơ sở chính sách, pháp luật, hợp pháp, hợp lý qua đó phát hiện những nhân tố mới, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật./.

Nguồn Bài: Phạm Đức Dũng (Chánh Thanh tra Sở)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Phổ biến kiến thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường học (3/13/2024 9:30:48 AM)
Tăng cường kiểm tra lĩnh vực kinh doanh có điều kiện trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (2/1/2024 4:31:32 AM)
Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (1/12/2024 3:10:30 PM)
Phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Gia Lộc (11/16/2023 8:12:23 AM)
Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương (8/22/2023 4:50:15 AM)
Một số điểm mới về Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 (7/13/2023 3:32:59 AM)
Những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 (7/10/2023 8:31:08 AM)
Danh sách đăng ký hợp đồng theo mẫu trên địa bàn tỉnh năm 2022 (12/30/2022 5:02:18 PM)
Giải pháp của Ngành Công Thương Hải Dương về vấn đề hàng giả, hàng nhái (12/21/2022 5:30:33 PM)
Hội nghị phổ biến kiến thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (9/29/2022 5:53:58 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong