SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 19/4/2024

THÔNG TIN VẢI THIỀU

1/15/2019 2:18:00 PM
Năm 2018, thị trường tiêu thụ vải quả trong nước và xuất khẩu chuyển biến tích cực
Mùa vải năm qua, sản lượng vải quả tỉnh Hải Dương tiêu thụ nội địa khoảng 36.000 tấn và xuất khẩu đạt khoảng 24.000 tấn.
 
Tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 21.000 ha cây ăn quả với sản lượng gần 200.000 tấn gồm các loại quả như: Vải thiều (60.000 tấn), Ổi (35.000 tấn), Na (16.000 tấn), Bưởi, Cam (8.000 tấn)… Trong đó vải thiều Thanh Hà là cây trồng chủ lực - đặc sản của địa phương, đạt chất lượng cao được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2018, sản lượng vải quả tiêu thụ nội địa khoảng 36.000 tấn chiếm 60% sản lượng; gồm các thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị...

Thị trường tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà chuyển biến theo hướng tích cực

Thị trường tiêu thụ vải quả chuyển biến theo hướng tích cực và mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới đáp ứng yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm như: Nhật Bản, Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Mỹ…. Sản lượng vải quả xuất khẩu đạt khoảng 24.000 tấn, chiếm 40 % sản lượng toàn tỉnh, tăng 3,2 lần so với năm 2016 (năm 2016 xuất khẩu đạt khoảng 7.500 tấn) và tăng 2,5 lần so với năm 2017 (năm 2017 xuất khẩu đạt khoảng 9.735 tấn). Trong đó: Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt gần 23.000 tấn; Hàn Quốc 650 tấn; Nhật Bản 300 tấn; Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển 50 tấn, Thái Lan 50 tấn...

Để đạt được kết quả trên, trong năm qua, Sở Công Thương Hải Dương đã phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố trong nước chủ trì, tổ chức, tham dự nhiều hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ hàng nông sản, cây ăn quả thành công, đặc biệt là việc xúc tiến thương mại đối với sản phẩm vải thiều Thanh Hà thông qua Lễ hội vải thiều Thanh Hà năm 2018 (lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Dương). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu Vải quả năm 2018 tăng cả về số lượng và quy mô (gồm cả các siêu thị, trung tâm thương mại). Những vùng Vải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn tem truy xuất nguồn gốc QR code và vùng Vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ, Úc, EU;… được khách hàng quan tâm, thu mua, tiêu thụ nhiều hơn với mức giá cao so với giá Vải trồng không theo quy trình VietGAP, không gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Nguồn Bài: Sở Công Thương

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
BẢNG GIÁ VẢI HÀNG NGÀY (7/15/2023 10:12:39 AM)
Trái vải thiều Hải Dương sẵn sàng “xuất ngoại” (6/8/2023 9:25:23 AM)
Lịch sử nghìn năm của cây vải Việt Nam (6/5/2023 10:25:30 AM)
Danh sách Doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu vải thiều (5/29/2023 10:56:34 AM)
Đưa trái vải thiều Hải Dương vươn ra thị trường (5/29/2022 7:37:26 PM)
Hải Dương xúc tiến thương mại vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu (5/29/2022 4:45:43 AM)
BẢNG GIÁ VẢI HÀNG NGÀY (5/10/2022 9:30:10 AM)
Danh sách một số đơn vị đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều, nông sản tỉnh Hải Dương (7/15/2021 2:49:56 PM)
Ấn tượng về vải thiều Việt Nam trên xứ sở socola (6/24/2021 3:19:36 PM)
Vải Hải Dương được quảng bá rộng rãi tại Nhật Bản, Pháp, Australia (6/18/2021 7:44:09 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong