SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

Quản lý thị trường

12/4/2015 7:55:09 AM
Một số văn bản quan trọng liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường sắp có hiệu lực thi hành
Theo Thông tư, Chi cục Quản lý thị trường các địa phương là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường.

*Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-BCT-BNV của liên Bộ Công Thương - Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường địa phương, được thực hiện từ 15/12/2015.

Về chức năng nhiệm vụ, theo Thông tư, Chi cục Quản lý thị trường các địa phương là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường. Gồm có 9 nhóm nhiệm vụ cơ bản:

1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường.

2. Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thương mại, công nghiệp liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn.

4. Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa phương:

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

6. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

8. Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Quản lý phương tiện làm việc, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được giao; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và Giám đốc Sở Công Thương giao.

Về cơ cấu tổ chức, Chi cục Quản lý thị trường gồm:

1. Lãnh đạo Chi cục: Chi cục Quản lý thị trường có Chi cục trưởng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công Thương và không quá 03 Phó Chi cục trưởng. Đối với những Chi cục Quản lý thị trường đang có số lượng Phó Chi cục trưởng nhiều hơn số lượng quy định tại Thông tư liên tịch này tiếp tục duy trì số lượng cấp phó hiện có để đảm bảo ổn định; chỉ được bổ sung thêm khi số lượng cấp phó hiện có chưa đạt đủ số lượng quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: Mỗi Chi cục Quản lý thị trường có 03 phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ là: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp; Phòng Thanh tra - Pháp chế (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 phòng). Đề án tổ chức của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ do Chi cục Quản lý thị trường trình Giám đốc Sở Công Thương quyết định thành lập sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ;

3. Các Đội Quản lý thị trường: Gồm Đội Quản lý thị trường địa bàn và Đội Quản lý thị trường chuyên ngành (hoặc cơ động).  Đội Quản lý thị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trường, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn và lĩnh vực được giao. Đội Quản lý thị trường có trụ sở làm việc, con dấu, tài khoản giao dịch tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ có hiệu lực từ ngày 05/01/2016 . Theo đó, có 28 Điều được sửa đổi, 05 Điều được bổ sung và bãi bỏ 01 điểm. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý và có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thị trường như sau:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi và đối tượng điều chỉnh; sửa đổi, bổ sung một số khái niệm như khái niệm về hàng giả; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ… Theo đó, Nghị định đã giải thích rõ khái niệm tổ chức được áp dụng trong Nghị định; mở rộng trường hợp hàng hóa bị coi là hàng giả (về chất lượng, công dụng) khi chỉ cần có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính cơ bản chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn công bố, áp dụng, thông tin ghi trên nhãn; giải thích rõ khái niệm "Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ" là hàng hóa không có căn cứ xác định được ngồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm, tăng mức hình phạt đối với một số hành vi như kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; sản xuất tem, nhã, bao bì giả; vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… Bên cạnh đó, Nghị định giảm mức hình phạt đối với một số hành vi như: Vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh…

Theo đó, đã bỏ việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về hành vi hoạt động sai mặt hàng, ngành nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều chỉnh giảm mức xử phạt đối với hành vi vi phạm kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ mức 5 đến 10 triệu đồng xuống mức từ 2 đến 3 triệu đồng để phù hợp với điều kiện thức tế; bổ sung việc xử lý đối với các hành vi mua, bán, vận chuyển… khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp;

Điều chỉnh giảm số lượng hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tối tụng truy cứu trách nhiệm hình sự xuống mức 500 bao….

Đồng thời, Nghị định cũng tập trung điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến các vi phạm liên quan đến quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bán hàng đa cấp bất chính, đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, giao kết hợp đồng từ xa, các vi phạm liên quan đến website thương mại điện tử….

Thứ ba, quy định rõ việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra.

Vũ Minh Hải, Trưởng phòng THNV Chi cục QLLT

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Nâng cao kỹ năng phân biệt "hàng thật - hàng giả" - giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả (9/7/2018 9:44:49 AM)
Chi cục QLTT Hải Dương xử lý 123 vụ vi phạm trong tháng 7/2018 (8/6/2018 9:35:45 AM)
Kết quả công tác tháng 5, nhiệm vụ tháng 6 năm 2018 của Chi cục QLLT (5/30/2018 4:44:03 PM)
Sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị 13/CT-BCT về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh LPG (5/2/2018 11:55:45 AM)
Phê duyệt Đề án "Đảm bảo an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020" (4/16/2018 9:00:26 AM)
Một số nét chính kết quả công tác quản lý thị trường năm 2017 (2/2/2018 9:26:32 AM)
Kết quả công tác tháng 11, nhiệm vụ trọng tâm tháng 12 năm 2017 (12/1/2017 10:33:37 AM)
Kết quả công tác tháng 10, nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 (10/30/2017 10:00:53 AM)
Công tác kiểm tra sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm sau 10 năm Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP có hiệu lực (10/19/2017 4:08:39 PM)
Kết quả kiểm tra liên ngành thị trường Tết Trung thu năm 2017 (10/19/2017 10:31:11 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong