SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 20/4/2024

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

4/1/2020 7:00:38 PM
Diễn biến thị trường vàng, USD và EURO 3 tháng đầu năm 2020 tại Hải Dương
Giá vàng tăng mạnh gần 12% trong 3 tháng đầu năm nhưng thị trường giao dịch ít sôi động, giá USD tăng nhẹ so với VNĐ trong khi Euro vẫn dao động trong biên độ lớn.
 
 

Giá vàng tăng mạnh gần 12% 

Trong 3 tháng đầu năm, giá vàng thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh biến động tăng mạnh bởi ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán, dầu thô, bất động sản và tác động từ dịch Covid-19. Ngày giao dịch đầu năm mới, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở chiều mua vào tại Hải Dương ở mức 42,4 triệu đồng mỗi lượng và bán ra là 42,75 triệu đồng mỗi lượng. Sau đó là chuỗi ngày tăng giá liên tục, biên độ tăng tương đối đều đến tận cuối tháng 1 và đạt mức bán ra ngày 31/01 là 44,55 triệu đồng mỗi lượng.

Mặc dù trong khoảng thời gian này giá vàng tăng cao nhưng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi thời điểm gần Tết Nguyên đán người dân có nhiều việc phải lo toan hơn là nghĩ tới việc mua vàng. Hơn nữa, nhiều người cũng lo ngại giá vàng có thể đi xuống bất cứ lúc nào khiến người mua vàng dễ gặp rủi ro.

Tuy nhiên sau Tết, thời điểm tháng 2 dương lịch, giá vàng tiếp tục tăng mạnh do giá thế giới đi lên, nhiều giao dịch thương mại bị ảnh hưởng bởi một số quốc gia bắt đầu lo ngại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) lây lan.

Trở lại thời điểm giao dịch vàng sôi động nhất tại Hải Dương là từ ngày 01-03/02, lượng khách giao dịch tại các điểm bán vàng có thương hiệu như PNJ, Doji, Hải Hồng và một số cửa hàng khác rất đông. Đặc biệt vào ngày Thứ 2 (tức ngày mùng 10 tháng 1 Âm lịch), một số cửa hàng phải tiếp khách từ khi mở cửa đến tận 9 giờ tối. Lượng khách mua vàng trong mấy ngày này áp đảo số lượng khách bán ra, nhưng chủ yếu là khách mua lẻ. Tuy nhiên ngay hôm sau giá vàng giảm sốc khiến nhiều người bất ngờ và không ít lo lắng.

Trong tháng 2, giá vàng liên tục tăng mạnh và chính thức đạt ngưỡng bán ra là 48 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC 99,99% vào ngày 25/2. Giá vàng tăng là do thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống; xung đột vũ trang giữa Israel và Palestin sau khi nước này tiến hành một loạt vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu họ tin là thuộc về nhóm vũ trang Hồi giáo Jihad ở Syria và dải Gaza; chiến sự leo thang phức tạp tại miền Bắc Syria do Thổ Nhĩ Kỳ phát động; đặc biệt là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid -19) lan rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu. Chuỗi ngày tăng giá của vàng trong khoảng 16 ngày liên tiếp và chính thức đạt đỉnh trong hơn 7 năm trở lại đây. Mặc thị trường biến động, nhu cầu giao dịch vàng của người dân và các nhà đầu tư trong tỉnh thời điểm này vẫn ổn định chứ không có nhiều biến động.

Trong tháng 3, giá vàng vẫn có những ngày biến động mạnh theo cả 2 chiều tăng và giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến các nhà đầu tư lớn nhỏ đều e dè. Xu hướng giá vàng không ổn định và rất khó dự đoán. Ngày cuối cùng của tháng 3/2020, giá vàng miếng SJC được bán ra xấp xỉ 48 triệu đồng mỗi lượng, nhưng trước đó là những ngày nhảy giá liên tục khiến những người mua vàng giá cao bất an.  

Nguyên nhân khiến giá vàng tăng trong 3 tháng vừa qua bởi tâm lý lo ngại dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia đã tác động không nhỏ đến giới đầu tư; những xung đột quân sự dai dẳng tại một số quốc gia chưa có hồi kết; thị trường chứng khoán Mĩ đi xuống rõ rệt; nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và tại một số quốc gia tạm ngừng sản xuất vì lo ngại dịch Covid-19 lây lan, trong đó có cả những doanh nghiệp đóng tại Việt Nam; lượng tiêu thụ xăng dầu trên thế giới sụt giảm mạnh, các kho trữ dầu ở nhiều quốc gia đã không còn chỗ chứa. Những nguyên nhân trên càng dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu, khiến nhiều nhà đầu tư gom vàng như một kênh trú ẩn tài chính an toàn.

Khả năng trong một vài tháng tới, giá vàng sẽ còn biến động mạnh với nhiều bất ngờ do tác động từ thị trường thế giới và trong nước. Tuy nhiên lượng giao dịch tại tỉnh Hải Dương được dự báo sẽ không tăng, thậm chí là chậm lại do đầu tư vàng lúc này là rất mạo hiểm khi giá vàng đang cao ngất ngưởng.  

 

Giá vàng tăng cao do nhu cầu mua vàng tích trữ của nhiều nhà đầu tư và người dân. Ảnh minh hoạ.

Giá USD tăng nhẹ                                                                                                          

Trong 3 tháng đầu năm, giá đô la Mỹ tăng nhẹ so với đồng Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm cuối tháng 3 khi dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia. Theo biểu đồ diễn biến giá USD tại các ngân hàng thương mại, thực tế đồng bạc xanh đã bắt đầu tăng nhẹ từ thời điểm đầu năm nhưng mức tăng không quá cao.

Ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 01 năm 2020, thị trường giao dịch đô la Mỹ liên ngân hàng đã tăng nhẹ, đánh dấu sự biến động đi lên của đồng bạc xanh. Thời điểm sáng ngày 02 tháng 01, giá USD được Ngân hàng nhà nước công bố ở mức 23.150đ/USD. Cùng ngày, giá đô la Mỹ giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương ở mức mua vào là 23.120đ/USD, bán ra là 23.220đ/USD.

Giá USD tăng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gây ra, đặc biệt là ảnh hưởng từ những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước có phần chậm lại.

Ngày 31 tháng 3, giá USD được Ngân hàng nhà nước công bố ở mức 23.235đ/USD, đạt đỉnh từ trước đến nay. Còn tại Hải Dương, giá đô la Mỹ giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Argribank ở mức mua vào là 23.560đ/USD, bán ra là 23.700đ/USD. Nhiều khả năng giá USD sẽ còn biến động trong thời gian tới bởi tác động từ nhiều phía.

Giá Euro giảm mạnh trong tháng 2 và hồi phục trong tháng 3

Diễn biến không cùng chiều với vàng và đô la Mỹ, đồng tiền chung Châu Âu (Euro) giảm nhẹ đều từ những ngày đầu tháng 02 cho tới ngày 21/02. Đây chính là thời điểm giá Euro thấp nhất trong hơn 1 năm qua và được giao dịch mua vào bẳng tiền mặt tại Ngân hàng Agribank Hải Dương là 24.866đ/Euro, mua bằng chuyển khoản là 24.916đ/Euro và bán ra là 25.206đ/Euro. Giá Euro giảm do chịu tác động trực tiếp từ biến động tăng của giá vàng và giá đô la Mỹ.

Tuy nhiên từ cuối tháng 2 và tháng 3, giá Euro đã hồi phục và đảo chiều tăng nhẹ trở lại so với VNĐ. Đến sáng ngày 31/3, giá Euro được mua vào bằng tiền mặt đã tăng lên mức là 25.747đ/Euro, mua chuyển khoản là 25.797đ/Euro và bán ra ở mức 26.251đ/Euro. Nhiều khả năng giá Euro sẽ còn biến động trong những tháng tới so với VNĐ và nhiều ngoại tệ khác.

Như vây, trong 3 tháng đầu năm, giá vàng, đô la Mỹ và Euro đều có những biến động ở cac chiều hướng khác nhau. Nguyên nhân chính và sâu sa nhất là ảnh hưởng xấu từ dịch Covid – 19 dẫn tới nhiều hoạt động sản xuất, giao thương bị đình trệ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

 

Nguồn Bài: Phòng TT-TT (TT XTTTM)

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hưởng ứng các hoạt động Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 và và Tuần lễ Thương hiệu quốc gia 2024 (4/12/2024 8:35:13 AM)
Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan (4/8/2024 3:06:19 PM)
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm trong năm 2024 (3/25/2024 4:37:08 AM)
Thông báo: Thay đổi thời gian tổ chức Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Australia 2024 (3/12/2024 2:32:38 AM)
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm tiêu biểu tại các lễ hội truyền thống (2/25/2024 10:39:27 AM)
Mời doanh nghiệp tham gia Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Áo và Đức (2/22/2024 3:49:00 PM)
Sôi động Lễ hội thu hoạch hành, tỏi tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (1/20/2024 3:43:22 PM)
Hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ (1/16/2024 10:09:01 AM)
Kết nối tiêu thụ sản phẩm Hành tím Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (1/8/2024 2:18:55 AM)
Sở Công Thương hỗ trợ kết nối, tiêu thụ tôm hùm tỉnh Khánh Hòa (12/8/2023 5:01:00 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong