SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 3, ngày 23/4/2024

CÔNG NGHIỆP

5/15/2015 12:00:00 AM
Giảm số lượng cụm công nghiệp: Tránh lãng phí
Việc loại bỏ 5 cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch sẽ tránh lãng phí tài nguyên đất đai do quy hoạch "treo" như trước đây.

Việc loại bỏ 5 cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch sẽ tránh lãng phí tài nguyên đất đai do quy hoạch "treo" như trước đây. 

 

Sau gần 10 năm quy hoạch, cụm công nghiệp Đồng Lạc (Chí Linh) vẫn chỉ là cánh đồng lúa

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh để Hải Dương giảm quy hoạch phát triển từ 38 cụm công nghiệp xuống còn 33. Loại bỏ 5 cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch sẽ tránh lãng phí tài nguyên đất đai do quy hoạch "treo" như trước đây. 

Quy hoạch phong trào

Từ kết quả rà soát trên địa bàn tỉnh gần đây cho thấy, trong 38 cụm công nghiệp (CCN) hiện chỉ có  30 CCN đang hoạt động, thu hút được 302 dự án đầu tư thứ cấp, tổng vốn đăng ký trên 7.649 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động. Diện tích thuê đất đã được chấp thuận là hơn 547 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân gần 62,51%... Tuy nhiên, không ít CCN chậm triển khai, kém hiệu quả, nhiều CCN vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

Đơn cử như tại huyện Thanh Miện, nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế, huyện đã quy hoạch CCN Tứ Cường từ năm 2004. Nhưng sau hơn chục năm, CCN này vẫn là ruộng cấy lúa. Nguyên nhân do giao thông không thuận lợi, các tuyến đường vào huyện nhỏ, cầu trọng tải yếu... không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vì vậy không thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư. Tương tự như vậy, CCN Đồng Tâm (Ninh Giang) được quy hoạch từ năm 2005, nhưng nay vẫn chờ doanh nghiệp vào đầu tư. Toàn bộ diện tích đất quy hoạch CCN vẫn được nhân dân cấy lúa và đến nay CCN Đồng Tâm phải chuyển hướng quy hoạch. CCN Đồng Lạc (Chí Linh) cũng đã được UBND tỉnh duyệt giấy phép chấp thuận đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Công ty CP Xây dựng Hùng Anh. Nhưng theo ông Nguyễn Trọng Thắng, Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc, đã gần 10 năm rồi, việc đầu tư xây dựng CCN này chưa hề được doanh nghiệp triển khai... Theo quy hoạch, CCN này có diện tích 107,7 ha, gồm toàn bộ cánh đồng Chu Thượng, sát quốc lộ 37. Xã rất mong phát triển công nghiệp nhưng nay lại đành phải tiếp tục cấy lúa. CCN Hồng Lạc (Thanh Hà) cũng chung cảnh ngộ. Doanh nghiệp cứ đến xem đất rồi lại bỏ đi. Ông Lê Đình Mạnh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thanh Hà cho biết, hơn 35 ha CCN này nằm giữa đường 390B và sông Rạng đành tiếp tục sản xuất nông nghiệp. 

Thực tế cho thấy, hầu hết các CCN đều được thành lập trên cơ sở đề xuất của địa phương mà chưa dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng và nhu cầu của doanh nghiệp. CCN  hình thành tự phát theo kiểu "phong trào", chưa xem xét kỹ đến nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, khả năng thu hút các dự án đầu tư thứ cấp. Việc lập CCN cũng khá đơn giản: Nếu huyện đề nghị thì Sở Xây dựng xác định quy hoạch chi tiết để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mà không cần hồ sơ thành lập. Trong các CCN hầu hết thiếu quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển lâu dài, việc bố trí không gian và ngành nghề sản xuất không hợp lý nên quỹ đất sử dụng chưa hiệu quả. Thiết kế hạ tầng kỹ thuật như các hệ thống cấp điện, nước, thoát nước thải, giao thông... không đồng bộ. Cấp huyện chưa chủ động thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN. Đến cuối năm 2014, nhiều CCN có tỷ lệ lấp đầy rất thấp như Nhân Quyền (Bình Giang) mới đạt 0,8%, Nguyên Giáp (Tứ Kỳ) gần 4,4%; Ngũ Hùng(Thanh Miện)  gần 6,3%... 

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Theo ông Vũ Doãn Quang, Giám đốc Sở Công thương, để tháo gỡ, liên Bộ Công thương và Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp ban hành Thông tư hướng dẫn xử lý CCN hình thành trước khi ban hành Quy chế 105 (quy chế quản lý CCN của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 19-8-2009). Đó là, rà soát, thành lập lại CCN để đầu tư phát triển (nếu tính khả thi cao), điều chỉnh quy mô CCN cho phù hợp hoặc loại bỏ khỏi quy hoạch phát triển, chuyển đổi sang mục đích khác nếu xét thấy việc đầu tư hạ tầng không có hiệu quả. Đối với các CCN chậm triển khai theo quy hoạch hoặc thành lập sau khi Quy chế 105 có hiệu lực thì rà soát lại để điều chỉnh quy hoạch phát triển cho phù hợp với thực tế.

Theo phương án quy hoạch CCN được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Hải Dương được giữ nguyên. 32 CCN diện tích gần 1.355 ha và riêng CCN Nguyên Giáp điều chỉnh quy hoạch chi tiết giảm diện tích từ 102,64 ha còn 50 ha.  Loại bỏ khỏi quy hoạch 5 CCN, bao gồm: Đồng Tâm (Ninh Giang) chuyển đổi sang quy hoạch phát triển khu dân cư và thương mại, Hoàng Diệu (Gia Lộc) được mở rộng và nâng cấp thành khu công nghiệp Gia Lộc; các CCN Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Lạc (Thanh Hà) và Đồng Lạc (Chí Linh) không tiếp tục quy hoạch do chưa đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 

Việc loại bỏ và chuyển công năng 5 CCN nói trên là bình thường, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Chính vì không hiệu quả sau nhiều năm hình thành vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư, lãng phí quỹ đất… nên một số CCN đã phải chuyển mục đích sử dụng. Để bảo đảm phát triển CCN bền vững, tỉnh ta đã xác định nhiều khó khăn cần được quan tâm giải quyết. Đó là vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, các vấn đề về giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, ô nhiễm môi trường và chính sách cho người lao động tại các CCN. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các CCN có tính tới sự liên kết vùng về phát triển công nghiệp trong tổng thể chung phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quan tâm việc liên kết giữa các CCN. Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các CCN. Tăng cường chính sách thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có hiệu quả kinh tế - xã hội cao vào trong các CCN. Tăng cường quản lý nhà nước, thành lập các trung tâm phát triển CCN cấp huyện; đồng thời, xác định rõ chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xử lý hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, đào tạo nghề cho những nông dân dành đất cho CCN.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Mời đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025 (2/2/2024 4:39:55 AM)
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công trên địa bàn tỉnh Hải Dương (12/27/2023 3:21:38 AM)
Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (10/25/2023 8:15:15 AM)
Thẩm định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Hải Dương (6/30/2023 8:45:22 AM)
UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp (2/17/2023 3:59:06 AM)
Mời doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024 (1/18/2023 3:09:45 PM)
Kết quả bình xét đề nghị tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (12/24/2022 9:15:05 AM)
Danh sách đề nghị xét tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (10/26/2022 8:33:48 AM)
Khảo sát thực tế xây dựng đề án khuyến công năm 2022 (9/28/2022 11:14:45 AM)
Mời dự Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Algeria 2022 (6/20/2022 8:48:12 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong