SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 25/4/2024

CÔNG NGHIỆP

12/10/2014 12:00:00 AM
Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản
Cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến kém phát triển, quy mô công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu… là những nguyên nhân khiến cho giá trị hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn từ 15- 50% so với sản phẩm cùng loại từ nước khác.

Cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến kém phát triển, quy mô công nghiệp chế biến nông sản còn nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu… là những nguyên nhân khiến cho giá trị hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn từ 15- 50% so với sản phẩm cùng loại từ nước khác.

 

                          

 

CôngThương - Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) Cao Đức Phát chia sẻ tại Hội nghị toàn thể thường niên Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (9/12) tại Hà Nội.

Ông Trần Trọng Thừa- Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối cho biết, chế biến nông sản chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, khoảng 20% GDP. Hiện tăng trưởng khá ở mức 7,44% đã tác động tích cực đến mức tăng GDP chung của cả nước.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp chế biến nông sản năm 2013 đối với 12 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều, đường mía, rau quả, hồ tiêu, thịt, thủy sản, thức ăn chăn nuôi và chế biến gỗ, cả nước có 6.610 doanh nghiệp và hàng ngàn hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Trong đó, chế biến gỗ chiếm số lượng nhiều nhất với 3.604 doanh nghiệp, chiếm 54,5%; tiếp theo là chế biến thủy sản với 864 doanh nghiệp, chiếm 13,12%; chế biến lúa gạo có 582 doanh nghiệp, chiếm 8,8% tổng số doanh nghiệp cả nước; hồ tiêu là ngành có số lượng doanh nghiệp chế biến ít nhất với 17 doanh nghiệp chiếm 0,3%.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng cao, dự kiến năm 2014 đạt mức 30 tỷ USD. Chế biến nông sản công nghiệp đã thu hút khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp, với mức thu nhập bình quân khoảng 3,5 triệu đồng/tháng và hàng chục triệu lao động sản xuất nguyên liệu và dịch vụ, góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và xây dựng NTM.

Mặc dù vậy, hiện công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản vẫn đang đối diện với nhiều thách thức như không đảm bảo sự ổn định về chất lượng và số lượng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến thô và đơn giản, chất lượng thấp chiếm tỷ trọng lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, giá thành sản xuất cao, giá bán thấp, chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, chậm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Việc sử dụng các phế, phụ phẩm chưa được quan tâm đúng mức, công nghiệp hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm chậm phát triển. Thông tin và định hướng thị trường bất cập, hạ tầng thương mại yếu kém chưa đủ tầm để chủ động giao dịch trên thị trường khu vực và thế giới.

Chế biến là một trong những khâu quan trọng, tạo nên giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản. Việc khuyến khích và đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chế biến nông sản rất cần sự quan tâm, đầu tư của các thành phần kinh tế, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến tinh, chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này là một ưu tiên hàng đầu của Bộ NN & PTNT.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, phát triển công nghiệp chế biến cũng đồng nghĩa với khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thúc đẩy công nghiệp chế biến cũng đồng nghĩa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN & PTNT đang khẩn trương rà soát các cơ chế chính sách để cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông sản nói riêng.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Mời đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025 (2/2/2024 4:39:55 AM)
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công trên địa bàn tỉnh Hải Dương (12/27/2023 3:21:38 AM)
Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương (10/25/2023 8:15:15 AM)
Thẩm định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Hải Dương (6/30/2023 8:45:22 AM)
UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp (2/17/2023 3:59:06 AM)
Mời doanh nghiệp tỉnh Hải Dương đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024 (1/18/2023 3:09:45 PM)
Kết quả bình xét đề nghị tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (12/24/2022 9:15:05 AM)
Danh sách đề nghị xét tặng “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hải Dương năm 2022 (10/26/2022 8:33:48 AM)
Khảo sát thực tế xây dựng đề án khuyến công năm 2022 (9/28/2022 11:14:45 AM)
Mời dự Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Algeria 2022 (6/20/2022 8:48:12 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong