SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 20/4/2024

Hoạt động BCĐ 389

11/21/2011 12:00:00 AM
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ, mức sống nhân dân ngày một nâng cao, thị trường hàng hóa ngày càng phát triển. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách có lúc bùng phát, tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm SHTT, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đã gây thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh chân chính, người tiêu dùng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ, mức sống nhân dân ngày một nâng cao, thị trường hàng hóa ngày càng phát triển. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách có lúc bùng phát, tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm SHTT, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đã gây thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh chân chính, người tiêu dùng, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg  ngày 11 tháng 10 năm 1997 về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, đến ngày 13 tháng 11 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 996/1997/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 853). Ngày 27 tháng 8 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127).

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, tại Hải Dương, Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã sớm được thành lập và kiện toàn đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo 127 tại các địa phương. Hiện nay, Ban chỉ đạo gồm 34 người trong đó có 15 ủy viên và 19 thành viên Tổ giúp việc, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh là Cơ quan Thường trực giúp việc.

Trong 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 127 TW, Bộ Công Thương, tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự tham gia phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương hoạt động của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, giảm thiểu tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại, góp phần bình ổn thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các lực lượng Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Biên phòng, Thanh tra chuyên ngành... về cơ bản đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, phát hiện nhiều vụ vi phạm và kịp thời xử lý nên đã có tác đụng răn đe, giáo dục. Những vấn đề nổi lên trên thị trường đã phần nào được phát hiện kịp thời, kiểm tra và xử lý, được công luận và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Theo báo cáo (tổng hợp chưa đầy đủ), trong 10 năm qua các ngành đã thực hiện thanh tra theo ngành trên 120.000 lượt cơ sở, các cơ quan có chức năng kiểm tra xử lý đã tiến hành kiểm tra 59.988 vụ việc, trong đó đã xử phạt hành chính 26.791 vụ. Cụ thể như sau: Chi cục QLTT xử lý 10.881 vụ; Cục thuế tỉnh xử lý 3.900 vụ; Công an tỉnh xử lý 637 vụ; Chi cục Hải quan xử lý 168 vụ; Ngành Y tế xử lý 6.775 vụ; Ngành Khoa học & Công nghệ xử lý 445 vụ; Ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xử lý 890 vụ; Chi cục kiểm lâm xử lý 182 vụ; Ngành Văn hoá xử lý 282 vụ; Các lực lượng khác xử lý 2.631 vụ.

Tổng trị giá thu phạt, bán hàng tịch thu, truy thu thuế là 319.739,811 triệu đồng.                             

Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu và hàng cấm.

Sau khi thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và từng bước thành lập, kiện toàn hoạt động của các Ban chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố, các lực lượng chức năng đã chủ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường tạo nên một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu vẫn có những diễn biến phức tạp trên một số tuyến, khu vực trọng điểm, nhất là tuyến từ Quảng Ninh qua Hải Dương. Các đối tượng vận chuyển buôn bán hàng hóa nhập lậu lợi dụng chính sách miễn giảm thuế đối với cư dân biên giới theo và một số quy định chưa thật chặt chẽ trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa để thu gom hàng hóa, hợp thức hóa hàng nhập lậu, vận chuyển vào tiêu thụ trên thị trường Hải Dương hoặc qua Hải Dương vào sâu trong nội địa. Một số vụ việc điển hình:

+ Về hàng lậu: Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vụ lô hàng linh kiện ô tô nhập lậu trị giá 340.000.000 đồng; vụ kiểm tra, tịch thu lô hàng phụ tùng ô tô đã qua sử dụng nhập lậu trị giá trên 400 triệu đồng; vụ xử lý, tịch thu lô hàng mỳ chính nhập lậu từ Trung Quốc, xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng và tịch thu 15 tấn mỳ chính nhập lậu trị giá 180 triệu đồng; vụ kiểm tra, xử lý lô vải nhập lậu xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng và tịch thu 18.320 kg trị giá gần 200 triệu đồng… Công an tỉnh đã xử lý vụ việc nhập lậu 08 xe ô tô các loại, trị giá hàng hóa vi phạm trên 4,5 tỷ đồng; vụ việc kinh doanh đường, mỳ chính nhập lậu, trị giá hàng hóa vi phạm trên 500 triệu đồng;…

+ Về hàng cấm: Thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo nổ các lực lượng chức năng cả nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất các loại hàng hóa trên. Chi cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh đã phát hiện, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính nhiều vụ việc vận chuyển, buôn bán pháo nổ, truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều đối tượng vi phạm, thu giữ nhiều tấn pháo nổ các loại.

Các loại hàng cấm khác cũng được tăng cường kiểm tra, xử lý như vụ kiểm tra, thu giữ 14.000 khẩu súng (đồ chơi kích động bạo lực); vụ kiểm tra tịch thu 200 kg động vật hoang dã và truy cứu trách nhiệm hình sự 1 đối tượng; vụ phát hiện, kiểm tra thu giữ 80 kg thuốc nổ và 1.000 kíp nổ; các đợt kiểm tra trọng điểm về thuốc bảo vệ thực vật đã tịch thu hàng ngàn  kg thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, không rõ nguồn gốc xuất xứ... bàn giao cho Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh.

Tình hình gian lận thương mại.

Các hành vi gian lận thương mại trong 10 năm qua diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Phương thức thủ đoạn thường là quay vòng hóa đơn chứng từ; mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hàng nhập lậu, gian lận trong việc kê khai giá trên hóa đơn bán hàng để giảm thuế giá trị gia tăng, không xuất hóa đơn chứng từ; vận chuyển hàng lậu để trốn thuế... gian lận về cân đong, đo đếm, chủng loại hàng hóa, sử dụng phương tiện không có tem kiểm định.

- Về chất lượng sản phẩm: Gian lận ở một số mặt hàng như sắt thép xây dựng, xăng dầu, xi măng, mũ bảo hiểm không đạt chỉ tiêu chất lượng, không công bố chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong các năm qua nổi cộm tình trạng gian lận thương mại về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu như gắn chíp điện tử, trộn dầu hỏa vào xăng, dùng xăng A83 bán thành A92...(Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện 02 vụ việc gian lận gắn chíp điện tử trong kinh doanh xăng dầu); gian lận trong đo lường đối với sản phẩm gaz và hàng hóa đóng gói sẵn.... ; tình trạng sản xuất sản phẩm hàng hóa chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhưng đã đưa ra bán trên thị trường hoặc không thực hiện các quy định về hợp chuẩn, hợp quy theo quy định đối với một số nhóm mặt hàng như mũ bảo hiểm, thiết bị điện, điện tử...

- Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng. Mặt hàng vi phạm chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, vải, quần áo, dầy dép và phế liệu... Phương thức thủ đoạn phổ biến là gian lận định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu; xuất khống, làm thủ tục tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu; bán nguyên liệu, phụ liệu và sản phẩm ra ngoài thị trường nội địa; nhập hàng hoá thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ Việt Nam (C/O) nhằm hưởng thuế suất ưu đãi. Chi côc QLTT Hải Dương đã phối hợp với phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh và Cục chống buôn lậu Tổng cục Hải quan phát hiện kiểm tra Công ty Stellar có hàng hoá vi phạm trên 8 tỷ đồng; vụ xử lý công ty TNHH GLOBALMFG, xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm gần 100 triệu đồng; vụ Công ty TNHH SAMIL Hà Nội Vina, xử phạt 25 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm trên 120 triệu đồng

Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, vi phạm VSATTP thực phẩm.

Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng. Hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện hầu hết ở các ngành, các lĩnh vực .... Thủ đoạn của các đối tượng và kỹ thuật sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, được khép kín từ sản xuất, vận chuyển đến phân phối từ thành phố đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trước đây, hàng giả thường là hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, ngày nay xuất hiện hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội sản xuất từ nước ngoài rồi tuồn vào nước ta.

Chi cục Quản lý thị trường đã xử lý nhiều vụ việc như vụ xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp sản xuất cám thức ăn chăn nuôi giả mạo nhãn hiệu, trị giá hàng hoá vi phạm trên 400 triệu đồng; vụ kiểm tra xử lý lô hàng sứ vệ sinh giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trình UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 18 triệu đồng; 05 vụ kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp sản xuất xi măng không đảm bảo chất lượng theo công bố, xử phạt vi phạm hành chính tổng số 50 triệu đồng, buộc tái chế 560 tấn xi măng không đảm bảo chất lượng; vụ xử lý doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK giả về chất lượng, kém chất lượng, xử phạt vi phạm hành chính 37 triệu đồng, đình chỉ lưu thông, tiêu huỷ trên 70 tấn phân NPK; vụ kiểm tra và xử lý lô hàng quần bò và bình nóng lạnh, trình UBND tỉnh xử phạt VPHC 501,5 triệu đồng, tịch thu 434 chiếc quần bò và 100 chiếc bình nóng lạnh giả nhãn hiệu ARISTON…

Hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm vẫn diễn biến khá phức tạp, chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở các hộ kinh doanh gia súc gia cầm và các sản phẩm gia súc, vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ, giấy chứng nhận người lành mang trùng theo quy định; kinh doanh súc gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem kiểm tra thú y, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y và chính quyền địa phương, chưa tổ chức được cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã trình UBND tỉnh thành lập Đội QLTT chuyên trách về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm tra hoạt động vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm. Trong hơn 3 năm hoạt động, Đội đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra nhiều vụ vận chuyển kinh doanh gia cầm nhập lậu, tịch thu và tổ chức tiêu huỷ gần 60 tấn gà, trên 130.000 quả trứng gà Trung Quốc nhập lậu không qua kiểm dịch theo quy định… Các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hàng nghìn vụ việc vi phạm về VSATTP.

Tình hình kiểm tra giá, chống đầu cơ, găm hàng.

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, nhất là từ cuối năm 2008 đến nay. Chính phủ có nhiều biện pháp, chính sách để ổn định nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, an sinh xã hội, bình ổn giá cả thị trường.

Ban Chỉ đạo 127 đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ban, ngành có liên quan và các lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình cung cầu, giá cả hàng hoá, lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn đối với một số mặt hàng thiết yếu; theo dõi chặt chẽ biến động giá của thị trường hàng hoá trong quá trình triển khai thực hiện gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, để kịp thời có những giải pháp và chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa tái lạm phát; tổ chức kiểm tra, giám sát tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối... kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết nhằm bảo đảm ổn định thị trường; tăng cuờng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình khó khăn để ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán hàng lên cao, gây bất ổn định thị trường... Tuy nhiên, hiệu quả của công tác kiểm tra giá, chống đầu cơ, găm hàng chưa cao do việc xác định hành vi và nguyên nhân của hành vi đó còn phụ thuộc rất nhiều vấn đề chủ quan và khách quan như xác định giá đầu vào, các yếu tố cấu thành giá, quy định về giá bình ổn đối với các mặt hàng... Các lực lượng chủ yếu vẫn là kiểm tra và xử phạt đối với hành vi không niêm yết giá.

Công tác tổ chức, chỉ đạo của Ban 127.

Trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo 127/TW đã triển khai một số công tác trọng tâm như sau:

- Báo cáo Ban chỉ đạo 127 TW, UBND tỉnh kết quả triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hàng năm, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra kiểm soát về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép, phân bón, điện tử, điện lạnh, mía đường; tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em; kiểm tra kiểm soát sữa và các sản phẩm từ sữa không đảm bảo chất lượng; tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng pháo các loại; kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ; than khoáng sản; kiểm tra hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ...

- Chỉ đạo thực hiện các phương án chống buôn lậu của Ban Chỉ đạo 127/TW đối với mặt hàng xăng dầu; thuốc lá điếu; sắt thép xây dựng; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm công nghiệp; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi...

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng và Ban Chỉ đạo 127 các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập trung vào các văn bản mới ban hành, ký cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; vận động quần chúng nhân dân không tiếp tay cho buôn lậu; phát hiện kịp thời các đường dây, đối tượng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để giúp các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý; khuyến khích quần chúng nhân dân cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng giúp phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Chỉ đạo triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường phục vụ các dịp Lễ hội, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán và các dịp trọng điểm trên cơ sở thành lập các Đoàn, Đội kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát tốt thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thành lập 5 Đội kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2018 (9/7/2018 10:29:29 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (12/14/2017 6:13:30 PM)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Dương (6/16/2017 3:43:15 PM)
Kết quả hoạt động của 5 Đội kiểm tra liên ngành thị trường Tết Đinh Dậu 2017 (1/24/2017 9:32:00 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (11/25/2016 11:16:53 AM)
10 ngày cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu 2016 (9/21/2016 3:36:16 PM)
Kết quả hoạt động Ban Chỉ đạo 389 tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 (8/12/2016 4:25:05 PM)
Tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán (2/1/2016 10:46:59 AM)
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (8/3/2015 3:52:09 PM)
Chính thức công bố đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (6/4/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong