SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

Bảo vệ quyền lợi NTD

11/4/2010 12:00:00 AM
Pháp luật về bảo vệ Người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD.

Bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD.

Xuất phát từ thực tiễn đó, năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (>>Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999), có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999) nhằm xây dựng các quy phạm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm hại trong quá trình tham gia các giao dịch thương mại. Pháp lệnh ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

Ngày 02/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, theo đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.

Từ năm 2004, tại Nghị định số 29/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước.

Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thay thế nghị định 69/2001/NĐ–CP trong đó quy định Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) trong phạm vi cả nước và Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Nghị định cũng quy định chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức khác trong công tác phối hợp BVQLNTD, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD còn được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự (2005), Bộ luật Hình sự (2000), Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm (1999), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003), Pháp lệnh Quảng cáo (2001), v.v…

Tuy nhiên trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta phải có những điều chỉnh về mọi lĩnh vực để có thể thích ứng với môi trường kinh tế mở và hội nhập quốc tế, trong đó điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật là một yêu cầu quan trọng hàng đầu, Các quy phạm về BVQLNTD cũng cần phải có sự điều chỉnh bổ sung, do đó hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, là văn bản sẽ thay thế cho Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, đây là hoạt động đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVQLNTD, đáp ứng kịp thời yêu cầu BVQLNTD trong nền kinh tế thị trường. Dự kiến Luật BVQLNTD sẽ trình Quốc Hội khóa XII thông qua trong năm 2010.

Nhằm mục đích đảm bảo giá trị hiệu lực tối đa, xây dựng các quy phạm điều chỉnh có tính thực tiễn cao, ổn đinh… dự thảo Luật BVQLNTD hiện đang được tổ chức lấy ý kiến đóng góp tại trang web của Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh.

Cơ quan, tổ chức về bảo vệ NTD

Theo quy định tại Nghị định số 55/2008 chức năng, nhiệm vụ BVQLNTD là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó:

* Cơ quan quản lý nhà nước

- Bộ Thương mại là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng này trong phạm vi cả nước. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh về bảo vệ quyền lợi NTD được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006.

Ban Bảo vệ NTD thuộc Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/08/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương. Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng này trên địa bàn tỉnh (>>Thông tư Liên tịch Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ số 08/2005/TTLT/BTM-BNV).

- Các cơ quan quản lý chuyên ngành

Bên cạnh các cơ quan nêu trên, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD còn bao gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Giao thông vận tải, v.v…

* Tổ chức phi chính phủ

Các hội, tổ chức BVQLNTD được thành lập theo quy định của pháp luật hoạt động trong lĩnh vực BVQLNTD như hội tiêu chuẩn hóa, đo lường và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), các Hội BVQLNTD địa phương...

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Gần 180 đại biểu dự Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Thanh Hà (10/20/2023 5:05:05 PM)
Tổ chức lại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lại người tiêu dùng Việt Nam (9/21/2018 3:56:18 PM)
Nguồn gốc hàng dệt may - khó quản lý (12/7/2017 4:35:06 PM)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (7/6/2017 10:13:20 AM)
Kinh nghiệm kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc thú y, kháng sinh độc hại trong chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới (4/29/2016 3:08:03 PM)
Một số kiến thức cơ bản về mã số - mã vạch (3/31/2016 10:09:32 AM)
Từ "Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới" đến "Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam" (3/22/2016 11:03:07 AM)
Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 (1/21/2016 11:01:54 AM)
Tổng kết Dự án nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (10/13/2015 3:37:09 PM)
Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng (4/24/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong