SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 3, ngày 16/4/2024

KHUYẾN CÔNG & TƯ VẤN PTCN

9/25/2013 12:00:00 AM
Xây dựng mô hình trình triễn kỹ thuật, điểm mạnh của hoạt động khuyến công
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là nội dung trọng tâm trong hoạt động khuyến công,

Xây dựng mô hình trình triễn kỹ thuật, điểm mạnh của hoạt động khuyến công

Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là nội dung trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được nhiều địa phương quan tâm tổ chức thực hiện, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Khuyến công quốc gia (QĐ số 136/QĐ-TTg), giai đoạn từ năm 2008 - 2012, kinh phí khuyến công quốc gia đã hỗ trợ xây dựng 770 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới, giới thiệu các mô hình cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) hoạt động sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình. Hỗ trợ cho 1.611 cơ sở CNNT ứng dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường.

Một số ngành nghề được tập trung hỗ trợ như: khuyến khích cơ giới hoá trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích đầu tư các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đầu tư xử lý nước thải, rác thải trong các cụm công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm;...

Hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn ngoài tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đâu tư sản xuất công nghiệp ở địa bàn nông thôn theo định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch công nghiệp toàn quốc, vùng, địa phương… còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất; giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất chất lượng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Theo đánh giá của nhiều địa phương, thông qua hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật không những đã giúp cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT có cơ hội để đầu tư công nghệ; nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm mà còn tích lũy thêm kinh nghiệm nhờ được tư vấn, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật… Bên cạnh đó, hiệu quả mang lại từ các mô hình này là rất lớn, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, với thu nhập ổn định, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT, tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước,… và hơn nữa là các sản phẩm sản xuất ra đều khẳng định được vị thế trên thị trường, từ đó có thể nhân rộng để các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn học tập và áp dụng.

Điển hình như mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao ở Nam Định không chỉ tạo được thêm 100 việc làm mới cho lao động địa phương, mang lại mức thu nhập trung bình từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng mà còn góp phần thúc đẩy ngành chế biến gạo trong nước phát triển, gia tăng giá trị kinh tế cho mặt hàng gạo; Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất cá khô và bột cá ở Quảng Trị, tận dụng được nguồn nguyên liệu thủy hải sản giá trị kinh tế thấp, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng không chỉ cho nhu cầu chế biến thức ăn gia súc trong nước mà tiềm năng xuất khẩu cũng rất lớn; Các mô hình trình diễn kỹ thuật như sản xuất than củi trấu của Phú Yên, sản xuất sản phẩm chậu hoa từ xơ dừa của Bình Định… đã không chỉ sản xuất ra những sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao mà đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường…

Cũng theo Báo cáo, tổng kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật giai đoạn 2008 - 2012 của cả nước là 166,827 tỷ đồng, chiếm 21,66% tổng kinh phí hoạt động khuyến công. Tổng vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tham gia thực hiện khoảng 4.771 tỷ đồng; trung bình cứ 01 đồng vốn từ ngân sách nhà nước thu hút được 28,1 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT. Đây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả đầu tư của chương trình, điểm mạnh của hoạt động khuyến công.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Hải Dương năm 2023 (12/13/2023 3:19:18 PM)
Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho người quản lý năng lượng (9/13/2023 10:38:41 AM)
Hội nghị khuyến công 28 tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XVII tại Quảng Ninh (8/7/2023 4:56:47 AM)
Triển khai phổ biến, hướng dẫn kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023 (6/30/2023 2:51:16 AM)
Nghiệm thu Đề án Khuyến công Quốc gia năm 2022 (12/12/2022 10:10:21 AM)
Họp Hội đồng thẩm định các đề án khuyến công địa phương năm 2022 (11/11/2022 3:17:09 AM)
Một số giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh 3 tháng cuối năm 2022 (9/30/2022 2:34:14 AM)
Tăng cường công tác quản lý hoạt động các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương (3/31/2022 9:52:54 AM)
Đẩy nhanh triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia (2/28/2022 3:28:05 PM)
Phong tặng danh hiệu 08 Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương (11/8/2021 9:13:13 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong