SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

Bảo vệ quyền lợi NTD

9/9/2009 12:00:00 AM
Siết chặt quản lý thị trường đồ chơi trẻ em
Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc hàng tiêu dùng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiễm hóa chất độc hại, không ít chủ sạp hàng đã lập lờ hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam hoặc một số nước khác để lừa người tiêu dùng.

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc hàng tiêu dùng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiễm hóa chất độc hại, không ít chủ sạp hàng đã lập lờ hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam hoặc một số nước khác để lừa người tiêu dùng. Trước thực trạng đồ chơi không rõ nguồn gốc, nhãn mác được bày bán tràn lan trên thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy hại và rủi ro cho trẻ.

Gia tăng số trẻ bị ngộ độc do đồ chơi

Theo thống kê của ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, từ năm 2005 đến nay có hơn 84.000 trẻ bị tai nạn thương tích do sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm. Cụ thể như tại Thanh Hoá, năm 2008, 22 học sinh đã có triệu chứng đau đầu, chóng mặt; một số ca buồn nôn, tức ngực, khó thở và bất tỉnh sau khi chơi túi đồ chơi hạt nở. Đây là loại đồ chơi chỉ có giá 1.000đ/túi, ban đầu hạt nhỏ bằng trứng cá, sau khi ngâm nước thì phồng to và có nhiều màu sắc. Không chỉ ở Thanh Hóa, vào thời điểm đó, ở hầu hết các thành phố, trẻ em rất chuộng trò chơi này và đã không ít trẻ bị dị ứng do tiếp xúc với những hạt nở. Tại các bệnh viện, hàng ngày tiếp nhận không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc do các đồ chơi nguy hại, bị tai nạn do đồ chơi gây ra. Mới đây, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ em cấp cứu liên quan đến đồ chơi bằng nhựa của TQ. Một nạn nhân 4 tuổi ở Thái Bình uống dung dịch có trong đồ chơi, bị chướng bụng, sốt cao, đau bụng quằn quại phải cấp cứu. Còn một nạn nhân nhí ở Phú Thọ thì nghẹt đường thở, suy hô hấp do nuốt phải hạt nở đồ chơi. Nguyên nhân của tình trạng trên chính là việc thiếu kiểm soát trong nhãn mác.

Trên thị trường hiện nay chủ yếu vẫn là đồ chơi trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc, kiểu dáng đa dạng, nhiều tính năng, màu sắc hấp dẫn, giá lại rẻ phù hợp túi tiền nên người tiêu dùng vẫn chuộng. Theo khảo sát của PV, mặt hàng thu hút trẻ em là các bộ xếp hình Made in China được làm từ chất liệu nhựa; giá cả thì thượng vàng hạ cám, từ vài nghìn đến cả vài trăm nghìn đồng /bộ, các loại đồ chơi hành động theo phim hoặc chương trình game online như bộ xếp hình máy bay trực thăng, chiến tranh giữa các vì sao, bộ chỉ huy tiền phương... Bên cạnh đó là khá nhiều thứ đồ chơi bạo lực truyền thống như đao, kiếm nhựa, siêu nhân kiếm, siêu nhân côn, Nin-ja với bao tay và mặt nạ đi kèm... Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra tại các thành phố lớn có lượng đồ chơi đáng kể, kết quả cho thấy có nhiều sai phạm. ông Trần Quốc Tuấn, Cục phó Cục Quản lý chất lượng hàng hóa - Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết, qua kiểm tra, đoàn phát hiện nhiều loại đồ chơi không có bất cứ tem nhãn nào và đã lập biên bản, xử phạt hành chính các cơ sở kinh doanh vi phạm. Trên cơ sở những vi phạm, Bộ sẽ ban hành những quy chuẩn siết chặt quản lý đồ chơi trẻ em.

Theo các nhà khoa học, đồ chơi nhập từ Trung Quốc chủ yếu dùng nhựa PVC (hay còn gọi là nhựa tái chế) và chất hóa dẻo làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo quyết định của Bộ Y tế thì nhựa PVC không nằm trong danh mục cấm dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ chơi, vì thế ngay cả đồ chơi Việt Nam cũng chứa chất liệu nhựa PVC. Nhựa PVC làm cho sản phẩm mềm dẻo, độ sáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ nhưng nếu trẻ em cầm nắm, thậm chí đưa vào miệng ngậm sẽ rất nguy hiểm.

Giảm thiểu các rủi ro

ông Trần Quốc Tuấn, Cục phó Cục Quản lý chất lượng hàng hóa cho biết, nhiều nước trên thế giới, các tiêu chí an toàn, chức năng bảo vệ sức khỏe, định hướng giáo dục, trí tuệ trong các sản phẩm dành cho trẻ em rất được quan tâm. ở Việt Nam, các sản phẩm đồ chơi trẻ em tiêu thụ trên thị trường chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù Việt Nam từ lâu đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn như TCVN 5682- 1992 hay TCVN 6238-1: 1997 về an toàn đồ chơi trẻ em - yêu cầu cơ lý; TCVN 9503.41 về các loại thú nhồi bông; TCVN 6238-3: 1997 về an toàn đồ chơi trẻ em - yêu cầu giới hạn mức xâm nhập của các độc tố. Thông tư 18/2009/TT- BKHCN về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành là nhằm giảm các rủi ro liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của trẻ em, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Theo quy định mới, đồ chơi của trẻ em phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về hợp chất hữu cơ độc hại (chất lỏng và formaldehyt) cụ thể như sau: Chất lỏng có trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3, 0 hoặc lớn hơn 10, 0 khi thử nghiệm theo ISO 787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết. Riêng trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi, các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg /kg; Chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg /kg; Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg /kg.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em còn quy định đối với các loại đồ chơi trẻ em dùng điện, không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện. Việc đánh giá, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chỉ định (hoặc thừa nhận) thực hiện.

Gắn dấu hợp quy

Trước những rối rắm trong quản lý đồ chơi, Bộ Khoa học và Công nghệ đã soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật đối với đồ chơi trẻ em. Việc quản lý chất lượng đồ chơi sẽ ngặt nghèo hơn, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh đồ chơi trẻ em đảm bảo chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định hiện hành (từ 15.4.2010). Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em quy định rõ ràng về quản lý đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và đồ chơi trẻ em nhập khẩu. Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Quy chuẩn cũng quy định rõ đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy.

Trên thị trường hiện nay chủ yếu vẫn là đồ chơi trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc. Quy chuẩn cũng quy định rõ đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy. Việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện. Việc chứng nhận hợp quy được tiến hành theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô hàng hóa hoặc phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy.

Hy vọng với cơ chế quản lý mới, việc quản lý thị trường đồ chơi sẽ dễ dàng hơn và sẽ loại trừ được nhiều sản phẩm đồ chơi nguy hiểm đối với trẻ.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Gần 180 đại biểu dự Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Thanh Hà (10/20/2023 5:05:05 PM)
Tổ chức lại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lại người tiêu dùng Việt Nam (9/21/2018 3:56:18 PM)
Nguồn gốc hàng dệt may - khó quản lý (12/7/2017 4:35:06 PM)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (7/6/2017 10:13:20 AM)
Kinh nghiệm kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc thú y, kháng sinh độc hại trong chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới (4/29/2016 3:08:03 PM)
Một số kiến thức cơ bản về mã số - mã vạch (3/31/2016 10:09:32 AM)
Từ "Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới" đến "Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam" (3/22/2016 11:03:07 AM)
Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 (1/21/2016 11:01:54 AM)
Tổng kết Dự án nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (10/13/2015 3:37:09 PM)
Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng (4/24/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong