SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 28/3/2024

Hoạt động BCĐ 389

9/5/2012 12:00:00 AM
Đánh giá công tác kiểm tra, xử lý gia cầm nhập lậu 6 tháng đầu năm 2012
Xây dựng đề án riêng về quản lý, xử lý gia cầm nhập lậu trong đó đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế gia cầm nhập lậu từ cửa cẩu và các đường biên, lối mở; nâng cao chế tài xử phạt; có cơ chế riêng hỗ trợ về kinh phí tiêu hủy, kinh phí hỗ trợ lực lượng chức năng thực thi, trang cấp tranh thiết bị đặc thù…

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo chung

Tại Hải Dương hiện có Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban 127 tỉnh) và Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm (Ban 08) đều có chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác chỉ đạo triển khai kiểm tra, kiểm soát về gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được buôn bán, vận chuyển từ các tỉnh biên giới vào nội địa. Đối với Ban chỉ đạo 08, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế  đóng vai trò là cơ quan đầu mối, thường trực, Chi cục Quản lý thị trường tham gia Ban với tư cách thành viên; đối với Ban chỉ đạo 127 tỉnh Chi cục Quản lý thị trường – Sở Công Thương đóng vai trò là cơ quan đầu mối, thường trực, Sở Y tế tham gia với tư cách thành viên.

Xác định được tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nói chung, đấu tranh chống các vi phạm liên quan đến hoạt động vận chuyển, buôn bán gia súc gia cầm, các sản phẩm từ gia súc gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 là:

“Kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh: Kiểm tra về dịch vụ kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tươi sống, kiểm tra việc lưu thông gia súc, gia cầm….. Địa bàn cần tập trung kiểm tra là cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, trung tâm thương mại, siêu thị, các tụ điểm đầu mối, nơi phát luồng hàng hoá; các thành phố, thị trấn, khu công nghiệp.... đặc biệt chú ý các địa bàn giáp ranh giữa Hải Dương với các tỉnh lân cận”.

Để kịp thời đánh giá kết quả công tác triển khai các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Quý I năm 2012, tìm ra các biện pháp và chỉ đạo triển khai quyết liệt nhằm hoàn thành các nhiệm vụ công tác chung năm 2012. Ngày 08/5/2012, Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã tổ chức cuộc họp và có văn bản kết luận, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 127 tỉnh. Tại văn bản này Ban chỉ đạo 127 tỉnh tiếp tục xác định công tác đấu tranh, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động vận chuyển, buôn bán gia súc gia cầm, các sản phẩm từ gia súc gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các tháng cuối năm của các đơn vị, Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh và Ban chỉ đạo 127 các địa phương.

Triển khai chỉ đạo của Ban chỉ đạo 127 tỉnh, các đơn vị, Sở, ngành, Ban chỉ đạo 127 các địa phương đã tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra.

2. Kết quả kiểm tra, xử lý.

Tổng số vụ kiểm tra: 02 vụ. Xử lý 03 hành vi vi phạm, trong đó có 02 vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu (gà nhập lậu), 01 vi phạm về vận chuyển hàng hóa nhập lậu (gà nhập lậu). Trong đó, số lần tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý thành công đạt 25% so với tổng số lần tổ chức triển khai nhưng không có kết quả (không bắt giữ được đối tượng vi phạm do xe vận chuyển hàng hóa không về qua địa bàn quản lý theo tin báo trinh sát).

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 23.000.000 đồng. Cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương.

Tổng số hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu: 4.500kg gia cầm nhập lậu không qua kiểm dịch. Đặc thù của phương tiện vận chuyển là xe tải loại <2,5 tấn, biển số 34L - 4504 và 34L – 9739.

Các lực lượng phối hợp: Phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh Hải Dương, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương.

Tổng số hàng hóa tiêu hủy: 4.500kg gia cầm nhập lậu không qua kiểm dịch. Việc tiêu hủy được thực hiện theo quy trình đảm bảo về an toàn môi trường (thuê Công ty Môi trường xanh Hải Dương - doanh nghiệp đủ điều kiện xử lý đốt toàn bộ hàng hóa vi phạm tại lò đốt 2 cấp).

3. Một số khó khăn, tồn tại

- Kinh phí tiêu hủy theo phương pháp thân thiện, đảm bảo an toàn với môi trường khá cao.

- Do gia cầm là hàng hóa đặc thù: Gia cầm sống có khả năng nhiễm dịch bệnh; dễ bị chết nếu thời gian xác minh xử lý kéo dài, khó bố trị địa điểm phù hợp để quản lý, chăn nuôi;…. Trong khi đó, việc kiểm tra phải được thực hiện ở trụ sở các Đội QLTT (thường là ở khu vực trung tâm thị xã, thành phố, thị trấn) nên có nhiều bật cập trong việc di chuyển xe hàng, điều kiện vệ sinh …..

- Quy định hiện nay buộc đối tượng vi phạm phải chi trả chi phí tiêu hủy nhưng trên thực tế rất khó áp dụng do đối tượng vi phạm khi bị xử lý đã bị thiệt hại khá lớn về kinh tế (tiền xử phạt VPHC, hàng hóa bị tịch thu..), không còn khả năng chi trả kinh phí tiêu hủy.

- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh gia súc gia cầm và sản phẩm từ gia súc gia cầm có điều kiện làm việc đặc thù,  không đảm bảo vệ sinh… Tuy nhiên các quy định hiện hành chưa có chế độ đãi ngộ đặc thù, trang cấp các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, trang phục để đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn cho cán bộ trực tiếp thực thi.

- Chế tài xử lý đối với gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm nhập lậu hiện vẫn quy định nhu đối với các loại hàng hóa thông thường khác mà không có quy định riêng.

- Việc đấu tranh chứng minh gia cầm nhập lậu trong nhiều trường hợp rất khó khăn do đây là hàng hóa không có nhãn và thiếu thông tin để phân biệt gia cầm trong nước và gia cầm nhập khẩu. Đây cũng là kẽ hở để các đối tượng lợi dụng để hợp thức hóa gia cầm nhập lậu bằng biện pháp nhập lậu rồi chăn thả trong nội địa trong một thời gian ngắn để biến tướng thành gia cầm nội địa.

4. Kiến nghị, giải pháp

- Xây dựng đề án riêng về quản lý, xử lý gia cầm nhập lậu trong đó đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế gia cầm nhập lậu từ cửa cẩu và các đường biên, lối mở; nâng cao chế tài xử phạt; có cơ chế riêng hỗ trợ về kinh phí tiêu hủy, kinh phí hỗ trợ lực lượng chức năng thực thi, trang cấp tranh thiết bị đặc thù…

- Tăng cường công tác quản lý xử lý gia cầm nhập lậu từ các tỉnh biên giới.

- Nghiên cứu ban hành quy trình tiêu hủy gia cầm mang tính thống nhất trong toàn quốc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo về an toàn môi trường với chi phí phù hợp./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thành lập 5 Đội kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2018 (9/7/2018 10:29:29 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (12/14/2017 6:13:30 PM)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Dương (6/16/2017 3:43:15 PM)
Kết quả hoạt động của 5 Đội kiểm tra liên ngành thị trường Tết Đinh Dậu 2017 (1/24/2017 9:32:00 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (11/25/2016 11:16:53 AM)
10 ngày cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu 2016 (9/21/2016 3:36:16 PM)
Kết quả hoạt động Ban Chỉ đạo 389 tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 (8/12/2016 4:25:05 PM)
Tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán (2/1/2016 10:46:59 AM)
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (8/3/2015 3:52:09 PM)
Chính thức công bố đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (6/4/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong