SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 25/4/2024

Đào tạo, hội thảo

8/23/2010 12:00:00 AM
Nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Sáng 19/8, tại Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.

Sáng 19/8, tại Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà, Hiệp hội vải thiều Thanh Hà, Phòng Nông nghiệp, Kinh tế các huyện Chí Linh, Kinh Môn, cùng các đơn vị liên quan. Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công Thương) cũng cử đại diện tham gia hội thảo.

   

        (Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tham luận)

Tại Hội thảo, các báo cáo tham luận của Sở NN&PTNT, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương và Công ty TNHH may mặc Thanh Bình đều tập trung phản ánh thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ vải trên địa bàn tỉnh ta. Vải thiều là một loại quả đặc sản có nguồn gốc ở huyện Thanh Hà, sau đó được nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh và một số tỉnh trên cả nước. Thời kỳ đầu, cây vải thiều mang lại nguồn thu đáng kể cho người trồng vải, từ đó, diện tích trồng vải của tỉnh ta và cả nước tăng mạnh. Tháng 6/2007, vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao bằng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, khẳng định vải thiều Thanh Hà một trong số ít sản phẩm nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay.

Tính đến năm 2010, diện tích vải trong toàn tỉnh khoảng 12.990ha, là tỉnh có diện tích vải lớn thứ 2 trong cả nước sau tỉnh Bắc Giang. Vải được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Năm 2010, cây vải mất mùa, sản lượng vải toàn tỉnh chỉ đạt 17.306 tấn, giảm 56,4% so với năm 2009. Trong đó, sản lượng vải sớm chiếm gần 70%, vải thiều chính vụ chỉ bằng 10-15% so với năm trước dẫn đến sản lượng vải quả trong toàn tỉnh thấp.

Thời gian gần đây, tình trạng được mùa cách năm, được mùa rớt giá, được giá thì mất mùa đã tạo tâm lý chán nản cho người trồng vải, chất lượng và mẫu mã quả vải do không được quan tâm, đầu tư, ngày càng giảm sút. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có chương trình phát triển tổng thể, dài hơi cho cây vải thiều nhằm nâng cao năng suất cũng như sản lượng vải, để cây vải trở lại là “cây vàng” mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân như thời gian trước. Nhiều đại biểu trình bày tham luận đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải cũng như xây dựng mô hình phát triển cây vải chất lượng cao trong thời gian tới.

Tham luận tại Hội thảo, ông Trịnh Huy Đang - Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải trên địa bàn tỉnh: Cần chuyển đổi cơ cấu giống vải nhằm rải vụ thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách thay thế hoặc ghép cải tạo vải chín sớm với diện tích vải dưới 10 năm tuổi, chuyển đổi một phần diện tích vải ở vùng đất khô hạn, úng trũng bằng cây trồng khác cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cây vải giúp vải tránh rụng nụ, rụng quả, kéo dài thời gian chín quả, áp dụng giống vải có mới có năng suất, chất lượng cao hơn…

Thời gian qua, công ty TNHH may mặc Thanh Bình đã thử nghiệm mô hình sử dụng phân bón NEB26 cho cây vải sớm U Hồng tại huyện Thanh Hà với tổng diện tích 32 sào đạt chất lượng cao. Sau 2 năm thử nghiệm, kết quả cho thấy cây vải được bón phân NEB26 phát triển tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng 16,2% so với vải không bón NEB26, mẫu mã quả vải đẹp, đồng đều, bảo quản được lâu và bán được giá cao hơn so với các lại vải khác. Hiện tại, công ty may mặc TNHH Thanh Bình tiếp tục đề nghị người dân phối hợp sử dụng phân bón NEB26 trên diện tích vải sớm và bước đầu thực hiện thử nghiệm trên vải muộn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững và nâng cao vị thế thương hiệu cho vải thiều.

     

          (Ông Lê Trọng Chiến - Giám đốc Trung tâm XTTM tham luận tại hội thảo)

Ông Lê Trọng Chiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hải Dương cũng đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải. Theo ông, để thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn, khó tính, chất lượng quả vải của tỉnh ta cần được đầu tư, nâng cao hơn. Thông qua các kênh thông tin như Báo, Đài PT-TH, website của tỉnh, Sở Công Thương và các Sở, Ban, Ngành khác nhằm quảng bá, giới thiệu về vải thiều nói riêng và cây vải nói chung của tỉnh ta. Đưa quả vải tham gia các Hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, thông qua tham tán thương mại các nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, đầu ra cho quả vải. Qua đó, quả vải của Hải Dương không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu với các thị trường tiềm năng như Trung Quốc. Các đại biểu cũng bổ sung một số giải pháp khác như: đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện… cho vùng trồng vải, sản xuất vải chất lượng cao đủ tiêu chuẩn và dán nhãn bảo hộ trước khi cho ra thị trường… Củng cố thương hiệu cho vải thiều để vải thiều thực sự là một sản phẩm đặc sản của tỉnh ta trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Quang Đồng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị các đơn vị liên quan tham mưu, giúp đỡ người dân khắc phục những nguyên nhân gây mất mùa, mất giá đối với cây vải tại tỉnh ta. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp quy hoạch vùng sản xuất vải thiều chất lượng cao chủ yếu tại Thanh Hà và Chí Linh nhằm phát triển cây vải bền vững, nâng suất, chất lượng và mẫu mã đạt tiêu chuẩn, hiệu quả cao; Tích cực chuyển giao khoa học, kỹ thuật: xác định cơ cấu giống cây trồng vùng trồng vải, đẩy mạnh diện tích ghép vải sớm, chuyển đổi cây trồng… Các Trung tâm Khuyến nông, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã cần chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tư vấn người dân cách sử dụng phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đúng thời điểm, mùa vụ. Ông đề nghị các Sở, Ban, Ngành cần chung tay phối hợp thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm đưa cây vải thiều phát triển bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Mời tham dự lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất và thương mại sản phẩm OCOP trong phát triển kinh tế nông nghiệp xanh” (3/4/2024 3:01:19 AM)
Mời doanh nghiệp tham dự khóa đào tạo “Thương mại đàm thoại và hướng dẫn sử dụng nâng cao cho DNNVV” (10/17/2023 7:53:51 AM)
Triển khai chương trình tập huấn và đào tạo cho cán bộ Ngành Công Thương về Tái cơ cấu Ngành giai đoạn đến 2030 (10/12/2023 5:29:25 PM)
Trung tâm Xúc tiến thương mại tổ chức tập huấn xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp (6/29/2023 5:28:38 AM)
Mời tham dự khóa tập huấn xây dựng, phát riển, quản trị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp (6/20/2023 3:25:10 PM)
Tập huấn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (5/31/2023 9:11:53 AM)
Mời tham dự Khóa tập huấn đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử (5/24/2023 4:50:54 AM)
Tập huấn Áp dụng truy xuất nguồn gốc hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã (11/16/2022 5:36:18 PM)
Áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn tại Việt Nam (7/8/2022 4:37:36 AM)
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ (3/8/2022 3:58:20 PM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong