SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 18/4/2024

Bảo vệ quyền lợi NTD

6/9/2010 12:00:00 AM
Một số giải pháp, kiến nghị trong công tác đấu tranh
Gian lận thương mại nói chung và sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng là hiện tượng phổ biến và mang tính toàn cầu. Ở nước ta hiện nay, nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra khá phổ biến, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu (hàng giả là hàng nhập lậu và hàng giả được nhập khẩu theo đường chính ngạch) hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Nạn sản xuất và buôn bán hàng giả đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, đồng thời làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh ở Việt Nam; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng và không khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội,…

Gian lận thương mại nói chung và sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng là hiện tượng phổ biến và mang tính toàn cầu. Ở nước ta hiện nay, nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra khá phổ biến, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu (hàng giả là hàng nhập lậu và hàng giả được nhập khẩu theo đường chính ngạch) hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Nạn sản xuất và buôn bán hàng giả đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, đồng thời làm mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh ở Việt Nam; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng và không khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội,…

Để công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cở sở sản xuất và người tiêu dùng; thiết lập trật tự kỷ cương; bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường đúng theo quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả theo tinh thần Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng cần phát huy sức mạnh tổng lực của toàn xã hội trên cơ sở sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội…, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính và đặc biệt là sự tham gia của chính những người tiêu dùng trên cơ sở triển khai một cách đồng bộ một số giải pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình:

- Vấn đề quan trọng và lâu dài là nâng cao ý thức cộng đồng về công tác đấu tranh chống hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cần được triển khai thường xuyên cùng với việc triển khai đào tạo về quyền sở hữu trí tuệ một cách bài bản có hệ thống ngay từ trong nhà trường phổ thông và tại các bậc học cao hơn. Mục đích của biện pháp này là “giảm cầu” đối với hàng giả thông qua việc cung cấp các tiêu chí để người tiêu dùng phân biệt được hàng thật và hàng giả; tác động để người tiêu dùng đóng vait rò chủ động trong việc tố giác vi phạm với các cơ quan chức năng, thực hiện xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả.

- Nêu cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng và Tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ.

2. Hoàn chỉnh khung pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo thực thi có hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Các quy định về hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay không rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp hàng hóa có chất lượng rất thấp, nhưng thiếu căn cứ rõ ràng để kết luận là hàng giả về chất lượng; trong khi đó, hàng hóa giả về chất lượng gây tác hại trực tiếp và rõ ràng nhất đến người tiêu dùng.

- Quy định về việc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp “không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng, môi sinh, môi trường” cũng gây nhiều khó khăn trong thực thi. Việc xác định mức độ ảnh hưởng phải có căn cứ kết luận của cơ quan chuyên môn thông qua quy trình đánh giá, khảo nghiệm trong một thời gian nhất định.

3. Tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức thực thi và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng:

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ để tranh thủ trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức và kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

- Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu cũng như phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thực thị quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện quyền sở hữu trí tuệ của mình để thực hiện.

- Sự tham gia của doanh nghiệp có hàng hóa bị xâm phạm có ý nghĩa quyết định. Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hóa vi phạm với hàng giả; với đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hóa của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa và chống sản xuất và buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Chú trọng và tăng cường vai trò của Tòa án về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới giải quyết những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu bằng con đường tư pháp.

5. Tăng cường năng lực thực thi, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các lực lượng chức năng.

Nâng cao năng lực đội ngũ thực thị quyền sở hữu trí tuệ của lực lượng Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra Khoa học và Công nghệ (như  triển khai, duy trì và mở rộng đối tượng đào tạo, tập huấn và học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước,…), đồng thời tổ chức lại công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp nhằm phát huy nguồn lực chung từ các lực lượng này;

Ngoài ra, Chính phủ cần có Chương trình hành động quốc gia một cách tổng thể và cụ thể về đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Với việc triển khai một cách đồng bộ các giải pháp pháp nêu trên và sự quan tâm, tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, trong thời gian tới hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nâng cao, góp phần xây dựng một thị trường trong sạch hơn, lành mạnh hơn./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Gần 180 đại biểu dự Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Thanh Hà (10/20/2023 5:05:05 PM)
Tổ chức lại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lại người tiêu dùng Việt Nam (9/21/2018 3:56:18 PM)
Nguồn gốc hàng dệt may - khó quản lý (12/7/2017 4:35:06 PM)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (7/6/2017 10:13:20 AM)
Kinh nghiệm kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc thú y, kháng sinh độc hại trong chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới (4/29/2016 3:08:03 PM)
Một số kiến thức cơ bản về mã số - mã vạch (3/31/2016 10:09:32 AM)
Từ "Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới" đến "Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam" (3/22/2016 11:03:07 AM)
Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 (1/21/2016 11:01:54 AM)
Tổng kết Dự án nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (10/13/2015 3:37:09 PM)
Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng (4/24/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong