SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 19/4/2024

Bảo vệ quyền lợi NTD

4/4/2013 12:00:00 AM
Tăng cường công tác quản lý mũ bảo hiểm cho người đi xe máy
Công tác kiểm tra với mục đích nhằm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm giả, các loại mũ không phải mũ bảo hiểm nhưng có kiểu dáng tương tự gây nhầm lẫn với mũ bảo hiểm; không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không ghi nhãn hàng hóa theo quy định, không đảm bảo chất lượng.

Ngày 29/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, trong đó có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trải qua gần 6 năm Nghị quyết được đưa vào thực hiện đã góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu số người chết và chấn thương do tai nạn giao thông và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung, Hải Dương nói riêng, người tham gia giao thông bằng xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách còn khá nhiều, có chiều hướng gia tăng. Đồng thời, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mũ bảo hiểm giả; mũ bảo hiểm có màu sắc, kiểu dáng không đúng quy định, kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu bảo vệ người sử dụng; mũ có kiểu dáng tương tự mũ bảo hiểm (dạng mũ bảo hiểm thời trang) nhưng không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của mũ bảo hiểm. Đặc biệt, việc sử dụng các loại mũ bảo hiểm này làm tăng đáng kể số người bị chết và bị thương khi tham gia giao thông.

Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

 

                           

                                                                                            Kiên quyết xử lý mũ bảo hiểm giả.

Công tác kiểm tra với mục đích nhằm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm giả, các loại mũ không phải mũ bảo hiểm nhưng có kiểu dáng tương tự gây nhầm lẫn với mũ bảo hiểm; không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không ghi nhãn hàng hóa theo quy định, không đảm bảo chất lượng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết, ý thức của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.

Trong quá trình kiểm tra chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý các trường hợp bày bán kinh doanh mũ bảo hiểm tràn lan trên đường giao thông, hè phố gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nội dung triển khai tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:

1. Điều tra cơ bản, phân loại đối tượng

- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hải Dương rà soát các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm, nhập khẩu mũ bảo hiểm: Trước đây trên địa bàn tỉnh có 01 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Nam Phát có tham gia sản xuất mũ bảo hiểm, hiện nay doanh nghiệp đã tạm dừng sản xuất mặt hàng này và trên địa bàn cũng không có doanh nghiệp nào nhập khẩu mũ bảo hiểm.

- Chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành công tác quản lý địa bàn, lập danh sách các cơ sở kinh doanh, các tuyến đường, địa bàn tập trung kinh doanh mũ bảo hiểm và các loại mũ tương tự, gây nhầm lẫn với mũ bảo hiểm, đặc biệt là các địa điểm kinh doanh trên hè phố, đường giao thông.

Trên cơ sở danh sách đã thu thập được tiến hành đánh giá, phân loại các đối tượng đã bị xử lý vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm đã bị xử lý.

2. Công tác kiểm tra, xử lý

Dựa trên danh sách phân loại đối tượng, các Đội QLTT chủ động tổ chức kiểm tra hoặc Chi cục QLTT thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành. Quá trình kiểm tra tùy theo loại hình họat động là đơn vị sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh sẽ tập trung trọng điểm vào các nội dung có tính đặc thù. Riêng với các cơ sở kinh doanh, trọng tâm kiểm tra:

- Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Kiểm tra hàng hóa và các hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc hàng hóa theo quy định.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa.

- Kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

- Kiểm tra về chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy đối với hàng hóa.

Tính riêng trong thời gian trọng điểm ra quân từ ngày 05/3/2013 đến hết ngày 14/3/2013 theo chỉ đạo đột xuất của Cục Quản lý thị trường, toàn Chi cục đã kiểm tra, xử lý 32 vụ việc về kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm và mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm, xử phạt vi phạm hành chính 11.800.000 đồng, tịch thu 27 chiếc mũ bảo hiểm giả, số mũ vi phạm nhãn hàng hóa 1.213 chiếc, trong đó:

+ Vi phạm nhãn hàng hóa: 25 vụ. 

+ Vi phạm ĐKKD: 6 vụ.

+ Vi phạm hàng giả: 5 vụ.

+ Vi phạm giá: 1 vụ.

+ Vi phạm khác: 1 vụ.

Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm trong kinh doanh mũ bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất: Nhiều đối tượng bán các loại mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm (mũ thời trang) lưu động chỉ hoạt động vào ngoài giờ hành chính và các buổi tối nên việc kiểm tra hành chính gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai: Một số cơ sở có bán mũ thời trang đã “lách luật” bằng cách ghi trên nhãn nội dung: “Mũ không sử dụng cho người đi xe máy”.

Thứ ba: Việc xử lý mũ không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn gặp nhiều khó khăn do quy trình lấy mẫu phức tạp, không đủ số mẫu cần thiết đại diện cho cùng một loại hàng hóa trong khi mẫu giám định đủ chỉ tiêu là mẫu tiêu hao (giám định khả năng chịu va đập có thể làm vỡ hoặc biến dạng mũ….), trong khi kinh phí giám định cao, cần phải tạm giữ để phục vụ giám định.

Thứ tư: Một số doanh nghiệp không cung cấp thông tin về các tiêu chí phân biệt hàng giả, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định hàng thật, hàng giả nên kết quả công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với mặt hàng mũ bảo hiểm còn nhiều hạn chế.

Thứ năm: Một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn có tư tưởng sử dụng mũ bảo hiểm mang tính “đối phó” nên có nhu cầu mua, sử dụng các loại mũ thời trang, kém chất lượng nên “cầu” đối với mặt hàng này vẫn khá cao.

Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, xử lý từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến kinh doanh mũ bảo hiểm của các cơ quan chức năng cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, qua đó sẽ có sự lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho chính mình và gia đình./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Gần 180 đại biểu dự Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại huyện Thanh Hà (10/20/2023 5:05:05 PM)
Tổ chức lại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lại người tiêu dùng Việt Nam (9/21/2018 3:56:18 PM)
Nguồn gốc hàng dệt may - khó quản lý (12/7/2017 4:35:06 PM)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch liên quan đến Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (7/6/2017 10:13:20 AM)
Kinh nghiệm kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc thú y, kháng sinh độc hại trong chăn nuôi của một số quốc gia trên thế giới (4/29/2016 3:08:03 PM)
Một số kiến thức cơ bản về mã số - mã vạch (3/31/2016 10:09:32 AM)
Từ "Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới" đến "Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam" (3/22/2016 11:03:07 AM)
Tổng kết công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 (1/21/2016 11:01:54 AM)
Tổng kết Dự án nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy (10/13/2015 3:37:09 PM)
Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng (4/24/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong