SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 29/3/2024

Hoạt động BCĐ 389

3/19/2014 12:00:00 AM
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2014
Chủ động xây dựng kế hoạch và phương án kiểm tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp, chú trọng các biện pháp ổn định thị trường, kịp thời đối phó với những hiện tượng bất thường có thể xảy ra trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả. Lập Phương án, xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến sản xuất - tiêu dùng, đến sức khoẻ con người và an toàn vật nuôi, cây trồng, các mặt hàng kinh doanh có điều kiện

Dự báo năm 2014, kinh tế Việt Nam tiếp tục còn khó khăn; bước đầu có dấu hiệu phục hồi trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tốt dần, cuộc suy thoái toàn cầu đã lắng dịu. Ở trong nước, trong tỉnh, các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ phát huy tác dụng; cùng với nỗ lực của Chính phủ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng bước đầu đã đạt kết quả khả quan. Do vậy, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại Hải Dương có triển vọng khởi sắc và phục hồi, tốc độ tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ cao hơn. Trừ khu vực nông, lâm, thủy sản còn nhiều khó khăn nhất là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và dự báo sẽ tăng trưởng chậm; 2 khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có triển vọng tăng trưởng nhanh hơn 9 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế trong nhiều năm liên tục khiến cho họat động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, tạm dừng họat động, họat động cầm chừng, kinh doanh không có lãi thậm chí thua lỗ, cũng sẽ là một áp lực không nhỏ làm nảy sinh tình trạng buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, gian lận thương mại để thu lợi bất chính. Tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do sức mua chưa được cải thiện nhiều; lạm phát tuy được kiểm soát nhưng vẫn có nguy cơ tăng trở lại; thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; giá cả một số mặt hàng lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng cùng với diễn biến thời tiết bất thường.

Hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu qua địa bàn tỉnh nhiều khả năng tiếp tục trầm lắng hơn cùng kỳ năm 2013 do những yếu tố khách quan như sức cầu trong dân cư không cao, họat động kiểm tra, kiểm soát được tăng cường tại “nguồn” từ khu vực biên giới, hơn nữa người tiêu dùng cũng không còn ưa chuộng hàng hóa có xuất xứ của Trung Quốc,

Thời gian cuối năm 2013, đầu năm 2014 trùng với thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Ngọ nên mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống phục vụ Tết Nguyên đán của người dân.

* Nhiệm vụ trọng tâm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình nhất là với những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán; kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh gây bất ổn thị trường để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thực hiện nghiêm túc các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với nhóm các mặt hàng như pháo, đèn trời; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như xăng dầu, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, hoa quả, lương thực, thực phẩm, gia súc gia cầm và các sản phẩm từ gia súc gia cầm; trong đó đặc biệt chú trọng mặt hàng rượu.

Triển khai các biện pháp đảm bảo đủ nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, gom hàng gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Tổ chức tốt hệ thống phân phối, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.

Triển khai có hiệu quả hoạt động của các Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán với sự tham gia của các Sở, ngành, đơn vị và địa phương có liên quan. Đặc biệt chú trọng nâng cao cả về chất và lượng trong công tác phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Các lực lượng chức năng (Công an, Quản lý thị trường) và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia phối hợp với Ngân hàng nhà nước để phối hợp kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong họat động lễ hội, tín ngưỡng và dịp Tết Nguyên đán.

* Công tác kiểm tra kiểm soát.

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phương án kiểm tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp, chú trọng các biện pháp ổn định thị trường, kịp thời đối phó với những hiện tượng bất thường có thể xảy ra trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả. Lập Phương án, xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với một số mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến sản xuất - tiêu dùng, đến sức khoẻ con người và an toàn vật nuôi, cây trồng, các mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Trong đó:

+ Kiểm tra chống buôn lậu: Tập trung kiểm tra những vụ trọng điểm, đổi mới trong phương pháp trinh sát, nghiên cứu nắm đối tượng cho phù hợp với tình hình mới.

+ Tăng cường kiểm tra chống hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm về đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa. Tập trung vào các ngành hàng, nhóm mặt hàng thiết yếu như thực phẩm công nghệ, vật tư công, nông nghiệp, hàng thực phẩm, mỹ phẩm,... Nghiên cứu phát hiện để tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các mặt hàng giả, xâm phạm quyền SHTT mới cũng như những thủ đoạn vi phạm mới.

- Kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh: Kiểm tra về dịch vụ kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tươi sống, kiểm tra việc lưu thông gia súc, gia cầm và một số loại thủy sản nhập khẩu trái phép,.... Tổ chức tổng kết 1 năm triển khai Đề án 2088 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 398/KH-UBND ngày 19/3/2013 về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Kiểm tra về thực hiện đăng ký kinh doanh: Tập trung vào các địa bàn trọng điểm và nhóm hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm tra việc đảm bảo và duy trì điều kiện kinh doanh.

- Tập trung cao cho việc triển khai kiểm tra trọng điểm theo chuyên đề về nhóm ngành hàng, hành vi vi phạm theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 127 TW.

- Thành lập các Đội kiểm tra liên ngành để tăng cường quản lý, tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chuyên đề vào các dịp trọng điểm, đối với các mặt hàng trọng điểm hoặc theo chỉ đạo của cấp trên.

Địa bàn cần tập trung kiểm tra là cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, trung tâm thương mại, siêu thị, các tụ điểm đầu mối, nơi phát luồng; thành phố, thị trấn, khu công nghiệp....đặc biệt chú ý các địa bàn giáp ranh trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

* Công tác thông tin, tuyên truyền.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh: Tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật để người kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, cùng có lợi.

- Đối với người tiêu dùng: Tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật để người dân không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm; trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng mua sắm cho người tiêu dùng, qua đó giúp cho người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, “tẩy chay” các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ….

Tiếp tục thực hiện việc gắn công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về thương mại. Cải tiến và triển khai nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau với nội dung mới, bám sát những diễn biến của thị trường, kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Nâng cao hiệu quả, vai trò của truyền thông cơ sở trong công tác tuyên truyền đấu tranh chống các vi phạm về vận chuyển buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại…

Đặc biệt, với việc Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có hiệu lực từ 01/7/2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật cũng như các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại sẽ có sự thay đổi. Vì vậy, công tác cập nhật để tuyên truyền cho nhân dân, người tham gia kinh doanh cũng như tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thực thi cần được quan tâm coi trọng để tổ chức triển khai có hiệu quả.

* Các nhiệm vụ khác.

- Triển khai thực hiện tốt Quy chế họat động Ban chỉ đạo 127 tỉnh và Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp họat động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. 

- Làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc và cán bộ, công chức thuộc các lực lượng chức năng tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo 127 tỉnh.           

- Tổ chức đi học tập, khảo sát kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại tỉnh bạn và nước ngoài cho các đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo 127 tỉnh, thành viên Tổ giúp việc, kinh phí từ nguồn thu trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại./.

* Một số giải pháp cơ bản và công tác tổ chức triển khai:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo việc kiện toàn Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại các huyện, thành phố (Ban 127 các huyện, thị xã, thành phố). Trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện Quy chế hoạt động, Quy chế phối hợp Ban 127 địa phương; xây dựng và triển khai ngay chương trình, kế hoạch hoạt động năm 2014.

Phối hợp với các Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Chủ động tổ chức, thành lập các Đoàn kiểm tra hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng để triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong năm 2014.

Rà soát lại lực lượng cán bộ công tác tại các Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế Hạ tầng để bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý thị trường.

 Sở Công Thương:

Nắm bắt diễn biến tình hình cung - cầu hàng hoá trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với chính quyền các cấp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hoá tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhằm tổ chức tốt mạng lưới phân phối hàng hoá. Chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo 127 tỉnh, UBND tỉnh các giải pháp, chính sách nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hoá, các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, chống lạm phát và kiềm chế tăng giá.

Chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá.

Công an tỉnh:

Tăng cường công tác phòng, chống buôn bán vật liệu nổ, pháo nổ; xử lý nghiêm các vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán.

Tập trung điều tra, phát hiện các vụ việc nghiêm trọng, điển hình, các vụ việc có yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý nhằm nâng cao tính răn đe các vi phạm trong buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các lực lượng chức năng khác trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, họat động giết mổ gia súc, gia cầm; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế:

Chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt trong dip Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Tăng cường công tác quản lý họat động kinh doanh thuốc tân dược, đông dược và họat động khám chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân, ngoài giờ…

Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo 127TW về công tác quản lý giá theo quy định, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Quản lý thị trường tỉnh - Thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát bám sát những diễn biến của tình hình thị trường địa phương. Trình UBND tỉnh thành lập các Đội kiểm tra liên ngành vào các dịp trọng điểm hoặc đối với các mặt hàng thiết yếu khi xảy ra biến động lớn; thực hiện phối hợp với các ngành, địa phương theo chuyên đề kiểm tra hoặc theo kế hoạch tháng, Quý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Hải Dương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các thủ đoạn vi phạm mới, nhóm hàng vi phạm mới cũng như tuyên truyền về các quy định của pháp luật mới được ban hành liên quan đến công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các Sở, ngành, đơn vị: Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Thông tin Truyền thông, Cục thuế tỉnh, Chi cục Hải quan tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:

Ngoài việc thực hiện các công việc thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thông tin, tuyên truyền, công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi lĩnh vực ngành quản lý. Kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý phù hợp hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Cử cán bộ tham gia phối hợp theo yêu cầu của đơn vị chủ trì các Đoàn kiểm tra liên ngành.

Các cơ quan thông tin đại chúng:

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương, Báo Hải Dương…. tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, UBND tỉnh trong công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng…., đảm bảo thông tin đúng, thông tin đủ, thông tin kịp thời đến nhân dân, qua đó tạo kênh thông tin chính thức đến người dân, góp phần định hướng sản xuất và tiêu dùng.

Tuyên truyền để người tiêu dùng thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt, nắm rõ các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trước khi mua sắm. Chủ động, tích cực trong việc phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật để tố giác với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý./.

 

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thành lập 5 Đội kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2018 (9/7/2018 10:29:29 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (12/14/2017 6:13:30 PM)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Dương (6/16/2017 3:43:15 PM)
Kết quả hoạt động của 5 Đội kiểm tra liên ngành thị trường Tết Đinh Dậu 2017 (1/24/2017 9:32:00 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (11/25/2016 11:16:53 AM)
10 ngày cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu 2016 (9/21/2016 3:36:16 PM)
Kết quả hoạt động Ban Chỉ đạo 389 tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 (8/12/2016 4:25:05 PM)
Tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán (2/1/2016 10:46:59 AM)
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (8/3/2015 3:52:09 PM)
Chính thức công bố đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (6/4/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong