SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 5, ngày 25/4/2024

Hoạt động BCĐ 389

3/19/2014 12:00:00 AM
Kết quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại năm 2013 của Ban chỉ đạo 127 tỉnh
Năm 2013 các ngành đã thực hiện thanh tra theo ngành 218 lượt cơ sở, các cơ quan có chức năng tiến hành kiểm tra 6.103 vụ việc, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 3.199 vụ. Tổng trị giá tiền phạt, tiền bán hàng hoá tịch thu, truy thu và truy hoàn thuế 93,630 tỷ đồng.

Năm 2013 Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Chính Phủ, Ban 127/TW, các Bộ, ngành TW và UBND tỉnh, trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường trong tỉnh, kịp thời chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện theo một số nội dung cơ bản như:

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra kiểm soát thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Đã thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần bình ổn thị trường, trong đó tăng cường kiểm tra chống các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, các loại đồ chơi kích động bạo lực, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ,.....

- Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về giá; kiểm tra họat động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, xăng dầu….

- Thực hiện “Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm” chỉ đạo các ngành và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý thị trường, tập trung kiểm tra các nhà hàng ăn tập thể và các cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống góp phần làm giảm các vụ ngộ độc thực phẩm so với các năm trước.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát đối với các cơ sở sản xuấ và kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe máy; tổ chức ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm xe máy giả, kém chất lượng.

- Chỉ đạo việc thống kê, rà soát đối với các cơ sở kinh doanh sữa, sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và tăng cường các biện pháp quản lý giá đối với sữa và các sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

- Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế họach của UBND tỉnh Hải Dương về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra trọng điểm đối với mặt hàng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy; triển khai ký cam kết không sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh một số mặt hàng kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thức ăn chăn nuôi…

- Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống ngộ độc rượu do methanol; xử lý, thu hồi các sản phẩm rượu có hàm lượng methanol cao của Công ty CP XNK 29 Hà Nội.

- Tham mưu cho UBND tỉnh Ban hành Quy chế họat động Ban chỉ đạo 127 tỉnh và Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp họat động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố.

- Tổng hợp danh sách để kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo 127 tỉnh trong điều kiện một số đồng chí thành viên Ban, thành viên Tổ giúp việc Ban đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

* Công tác phối hợp:

Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị, địa phương trong triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã được triển khai nhịp nhàng và mang lại hiệu quả. Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương đã phối hợp và thành lập nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của nhiều đơn vị, qua đó đã phát huy được sức mạnh tập thể. Cụ thể là các Đoàn kiểm tra liên ngành Tết Nguyên đán, các đợt kiểm tra theo chuyên đề đối với nhóm mặt hàng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, mặt hàng xăng dầu, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; vụ việc kinh doanh điện thoại nhập lậu có trị giá hàng hóa vi phạm trên 1 tỷ đồng với sự tham gia phối hợp của các lực lượng An ninh kinh tế, Cảnh sát kinh tế và Quản lý thị trường; công tác triển khai Đề án 2088 có sự phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát môi trường, thú y, Quản lý thị trường… 

Đây là những họat động rất quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2013 của mỗi Sở, ngành, đơn vị cũng như đóng góp vào kết quả chung của Ban chỉ đạo 127 tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Công tác phối hợp được quan tâm từ bước xây dựng kế hoạch đến triển khai thực hiện và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm; trong đó coi trọng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, từng đơn vị, địa phương bám sát chức năng nhiệm vụ và thế mạnh nên công tác phối hợp đã phát huy được hiệu quả.

Để triển khai Đề án 2088 của Chính phủ, Thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh – Chi cục Quản lý thị trường, đã ký Kế họach phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố lân cận gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang. Trọng tâm về phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả xử lý các vụ việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; phối hợp ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh cơ chế thông tin đột xuất, các đơn vị tham gia Kế hoạch phối hợp đã tổ chức giao ban định kỳ để đánh giá hiệu quả công tác triển khai, phối hợp.

Cơ quan hải quan và cơ quan thuế đã có những chương trình phối hợp cụ thể, có hiệu quả trong hậu kiểm, chống thất thu thuế đối với các đơn vị nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài, sản xuất xuất khẩu…

* Công tác tuyên truyền:

- Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng để người kinh doanh thực hiện chính sách pháp luật và kinh doanh lành mạnh.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp với công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người kinh doanh và ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại.

* Kết quả thực hiện kiểm tra, kiểm soát:

Năm 2013 các ngành đã thực hiện thanh tra theo ngành 218 lượt cơ sở, các cơ quan có chức năng tiến hành kiểm tra 6.103 vụ việc, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 3.199 vụ. Tổng trị giá tiền phạt, tiền bán hàng hoá tịch thu, truy thu và truy hoàn thuế 93,630 tỷ đồng.

Các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tập trung vào các vụ việc lớn, các đầu mối phát luồng hàng hoá, các loại mặt hàng trọng điểm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, các vụ việc có tính tuyên truyền, giáo dục cao; tổ chức kiểm tra thành các đợt trọng điểm theo chuyên đề, có phương án, kế hoạch kiểm tra cụ thể như sau:

- Công an tỉnh kiểm tra, bắt giữ 155 vụ, 181 đối tượng (khởi tố 25 vụ, 35 bị can), xử phạt VPHC130 vụ, 146 đối tượng, tổng tiền phạt VPHC 1,167 tỷ đồng. Hàng hóa tịch thu 638,45 kg pháo các loại, 14,9 kg thuốc nổ, 100 kíp nổ, 50 dây cháy chậm; 24 kg bạc; 60 bộ khóa giả mạo nhãn hiệu JEP; 13,163 m3 gỗ nghiến, 11,74 m3 gỗ hương, 2,8 tấn gỗ lu hương, 3m3 gỗ nhóm 4; 394 tấn than các loại; 151 kg rắn hổ mang chúa, 25 kg rắn hổ mang thường; 39 cá thể tê tê; 12.000 con gà giống Trung Quốc; 20,4 triệu đồng tiền giả; 21,5 kg mỳ chính giả; 9.700 cuộn giấy vệ sinh giả nhãn hiệu Việt Nhật; 150 lít dầu nhờn giả nhãn hiệu Vistra; 161 chiếc điện thoại di động, 50 máy ghi âm, 270 máy nghe nhạc; trên 100 mặt hàng do Trung Quốc sản xuất gồm: máy cưa, máy cắt cỏ, phụ tùng, quần áo, mỹ phẩm, đèn treo tường, giấy dập ghim, đồ chơi trẻ em… Trị giá hàng hóa vi phạm trên 3 tỷ đồng. Trong đó:

+ Vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu: 64 vụ, 71 đối tượng.

+ Vận chuyển gia cầm nhập lậu: 01 vụ, 01 đối tượng.

+ Vận chuyển, buôn bán hàng cấm (pháo nổ): 56 vụ, 72 đối tượng ((khởi tố 21 vụ, 31 bị can).

+ Sản xuất và buôn bán hàng giả: 06 vụ, 07 đối tượng (khởi tố 02 vụ, 03 bị can).

+ Vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã: 03 vụ, 03 đối tượng (khởi tố 02 vụ, 01 bị can).

+ Cất giấu, vận chuyển lâm sản trái phép: 07 vụ, 09 đối tượng.

+ Vận chuyển than trái phép: 18 vụ, 18 đối tượng.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã phát hiện, thu hồi và vận động giao nộp 8 khẩu súng các loại (4 súng thể thao, 1 súng hơi, 3 súng tự chế), 4 quả lựu đạn, 5 vũ khí thô sơ, 50 đồ chơi nguy hiểm; bắt giữ 112 vụ, 135 đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép thu giữ 1.888,7 kg pháo các loại, 4,18 kg thuốc pháo, 0,15 kg ngòi pháo.

 - Sở Công Thương đã tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch 14 cuộc đối với 94 tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý, xử lý VPHC 16 tổ chức, cá nhân, trị giá tiền phạt VPHC 198,5 triệu đồng.

Chi cục Quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra 1.202 vụ, xử lý 1.144 vụ. Tổng trị giá thu phạt và bán hàng tịch thu 2.502,694 triệu đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm bị xử lý ước gần 3 tỷ đồng.

- Cục thuế tổ chức kiểm tra 683 đơn vị, thanh tra 103 đơn vị; tổng trị giá tiền thu phạt, truy thu thuế là 74,399 tỷ đồng; trị giá tiền thu hồi hoàn thuế là 6,667 tỷ đồng.

- Sở Y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra 538 cơ sở; 111 cơ sở vi phạm, đình chỉ 11 cơ sở, xử phạt VPHC 28 cơ sở, tổng trị giá thu phạt là 127,25 triệu đồng.

- Sở Khoa học & Công nghệ thực hiện thanh tra, kiểm tra theo ngành 181 cơ sở, xử phạt VPHC 81 cơ sở, trị giá tiền thu phạt 60,4 triệu đồng (Trong đó: công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra 117 cơ sở; công tác thanh tra theo kế hoạch 67 cơ sở).

- Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thanh tra, kiểm tra 416 vụ việc, xử lý 60 vụ. Tổng trị giá tiền thu phạt 3.102,5 triệu đồng. Tiêu hủy 18.000 con gia cầm giống.

+ Về lĩnh vực thú y: Kiểm dịch lợn sữa xuất khẩu được 681.525 con (trong đó thải loại 6.285 con); kiểm dịch xuất tỉnh được 5.987 con lợn thịt, 46.518 con lợn giống, 806.809 con gia cầm thịt, 379.526 con gia cầm giống, 327.866 kg thủy sản thương phẩm, 12.568 kg thịt trâu, bò, 75.465 kg thịt lợn; kiểm soát giết mổ được 5.069 con trâu bò, 86.060 con lợn, 247.500 con gia cầm thịt; kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật bán tại 97/137 chợ: 4.212 con trâu bò, 53.037 con lợn, 257.500 con gia cầm (trong quá trình kiểm tra đã phát hiện, xử lý 60 trường hợp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y); kiểm tra định kỳ và đột xuất 161 cơ sở kinh doanh thuốc thú y (trong đó có 05 cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh).

+ Về lĩnh vực bảo vệ thực vật: Tổ chức 03 đợt thanh tra đối với các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, kiểm tra 198 cơ sở  (trong đó có 03 cở vi phạm, phạt tiền 8,5 triệu đồng); kiểm tra 25 mẫu thuốc BVTV có 02 mẫu không đạt chất lượng, tịch thu và tiêu hủy 4.524 kg thuốc BVTV, 300 kg vỏ bao bì.

+ Về lĩnh vực kiểm lâm: Xử lý 57 vụ vi phạm, xử phạt VPHC 2,96 tỷ đồng.

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành 11 cuộc; đã kiểm tra, xử lý 08 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính 33 triệu đồng đối với các lĩnh vực quảng cáo, tổ chức biểu diễn, kinh doanh hoạt động karaoke.

- Sở Thông tin & Truyền Thông kiểm tra 29 đơn vị, xử phạt VPHC 20 đơn vị, trị giá tiền phạt VPHC 46 triệu đồng.

- Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra 2.678 vụ, xử phạt VPHC 901 vụ, trị giá thu phạt và bán hàng tịch thu 1.803,9 triệu đồng; trong năm 2013 các huyện, thành phố, thị xã đã cấp mới GCNĐKKD cho 2.449 hộ kinh doanh.

* Đánh giá chung:

Trong năm 2013, mặc dù họat động buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhưng các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, góp phần lành mạnh hóa thị trường, thực hiện các mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đảng bộ. Theo số liệu tổng hợp từ Ban chỉ đạo 127 các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành, đơn vị, năm 2013, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 6.103 vụ việc (giảm 4% so với năm 2012), xử lý 3.199 vụ việc (giảm 23% so với năm 2012); tuy nhiên, trị giá thu phạt, truy thu, truy hoàn thuế và hàng tịch thu đạt 93,63 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012.

Trong năm, Ban chỉ đạo 127 tỉnh tiếp tục được kiện toàn tổ chức và Quy chế làm việc, Quy chế phối hợp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã bám sát chỉ đạo của các cấp, các ngành TW và tình hình thị trường trong tỉnh cũng như các mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh; đặc biệt là những công việc đột xuất trong việc chỉ đạo kiểm tra – kiểm soát, giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục:

Những khó khăn mang tính khách quan:

- Từ ngày 1/7/2013, Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành nhưng hệ thống các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành chưa được ban hành dẫn đến một “khoảng trống pháp lý” gây nhiều khó khăn cho các lực lượng thực thi trong áp dụng.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật đúng về chủ trương, đường lối, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp, cho nhân dân trong họat động sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa nhưng bị lợi dụng, cụ thể như:

+ Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BYC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 của liên Bộ quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng bằng cách xuất hóa đơn hợp thức hóa hàng lậu.

+ Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới nhưng bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng, thu gom hàng hóa, hợp thức hóa chứng từ và vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

+ Hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh tuy ngày càng đa dạng, phong phú nhưng có nhiều chủng loại, phân khúc hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng hóa của nước ngoài với mẫu mã đẹp, giá rẻ, cùng với tâm lý mua sắm cuar người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng tại các địa bàn nông thôn chủ yếu quan tâm đến yếu tố giá và mẫu mã nên đã tạo nhu cầu cho tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

+ Lực lượng chức năng trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu còn mỏng và thiếu so với yêu cầu thực tiễn; trang thiết bị, phương tiện vừa thiếu, vừa lạc hậu.

+ Nguồn kinh phí cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn hạn chế. Hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể mới về cơ chế hỗ trợ kinh phí 50% cho các lực lượng chức năng theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

* Những khó khăn nội tại mang tính chủ quan.

            - Công tác dự báo tình hình thị trường có lúc, cơ nơi còn thiếu chủ động, nhạy bén và chưa mang tầm nhìn dài hạn; chưa kịp thời phát hiện, đề xuất các giải pháp xử lý đối với những vấn đề nổi cộm phát sinh trên thị trường.

            - Hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu chưa cao, nhất là đối với các đường dây, tổ chức buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại mang tính liên địa bàn, quy mô lớn.

            - Sự phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị chức năng ở tỉnh và địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự nhịp nhàng; cơ chế phối hợp thông tin còn hạn chế.

            - Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ của nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.

            - Một số Sở, ngành, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin báo cáo làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ban chỉ đạo 127 tỉnh.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Thành lập 5 Đội kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm 2018 (9/7/2018 10:29:29 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (12/14/2017 6:13:30 PM)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Dương (6/16/2017 3:43:15 PM)
Kết quả hoạt động của 5 Đội kiểm tra liên ngành thị trường Tết Đinh Dậu 2017 (1/24/2017 9:32:00 AM)
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (11/25/2016 11:16:53 AM)
10 ngày cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu 2016 (9/21/2016 3:36:16 PM)
Kết quả hoạt động Ban Chỉ đạo 389 tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 (8/12/2016 4:25:05 PM)
Tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả trong dịp Tết Nguyên đán (2/1/2016 10:46:59 AM)
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (8/3/2015 3:52:09 PM)
Chính thức công bố đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (6/4/2015 12:00:00 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong