SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 6, ngày 19/4/2024

Tin hoạt động

3/14/2014 12:00:00 AM
Bình đẳng giới trong doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp
Thực hiện bình đẳng giới là sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp đối với hiện thực hoá các quyền con người và ngày càng trở nên phù hợp với doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu hoá.

Thực hiện bình đẳng giới là yêu cầu cần thiết, khách quan, thể hiện xu thế phát triển và tiến bộ của loài người, là thước đo trình độ văn minh, văn hoá của một quốc gia, một dân tộc. Luật bình đẳng giới của nước CHXHCN Việt Nam ra đời là một yêu cầu cần thiết khách quan nhằm phát huy khả năng của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Điểm A khoản 1 điều 32 của Luật nêu rõ: “Các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả doanh nghiệp) có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức của mình trong bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ”.

Trong các doanh nghiệp, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê vào năm 2009 cho thấy cả nước có 206.732 doanh nghiệp với 8,26 triệu lao động, trong đó 96% là doanh nghiệp tư nhân, còn lại là khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 – 2010, tỷ lệ nữ đứng đầu doanh nghiệp thấp hơn nhiêù so với nam. Năm 2009 có 4 nam mới có 1 nữ đứng đầu doanh nghiệp, chiếm 20,8%. Giai đoạn 2001 – 2009 tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ, từ 23,6% năm 2001 xuống 22% năm 2007 và 20,8% năm 2009.

Tỷ lệ nữ đứng đầu doanh nghiệp cao nhất ở ngành khách sạn nhà hàng, năm 2009 là 45,4%; tiếp theo là giáo dục và đào tạo, y tế, hoạt động văn hoá thể thao với các tỷ lệ tương ứng là 29,8%; 28,3% và 28,2%. Các ngành có tỷ lệ nữ đứng đầu doanh nghiệp thấp nhất là sản xuất, phân phối điện và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 2,7% và 4,7%.

Số liệu thống kê ở Việt Nam năm 2000 – 2010 cũng cho thấy năm 2009 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ trên tổng số các doanh nghiệp là 5,8%. Trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (42,2%), tiếp theo là khu vực doanh nghiệp nhà nước (28,6%) và thấp nhất là khu vực ngoài nhà nước (4,5%). Đáng chú ý là tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ giảm dần trong giai đoạn 2000 – 2009. Cụ thể, năm 2000 tỷ lệ này là 11%, năm 2005 là 8,4% và đến năm 2009 là 5,8%. Điều này có thể do doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh và cơ cấu lại sản xuất dẫn đến sự điều chỉnh tỷ lệ lao động nữ ở từng doanh nghiệp

Mặt khác, kinh tế, lao động, việc làm là những lĩnh vực thể hiện cơ hội bình đẳng của nam và nữ trong việc tham gia lao động sản xuất và thụ hưởng các thành quả về kinh tế. Qua đây có thể thấy phụ nữ và nam giới được trao quyền và tiếp cận các cơ hội như thế nào về việc làm, thu nhập, tham gia các ngành nghề có triển vọng, qua đó khẳng định vị thế trên thị trường lao động.

Cũng theo số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 – 2010, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ năm 2010 không thấp hơn nhiều so với nam, cụ thể nữ là 72,4%, nam là 81,3%. Xu hướng này đã đựơc duy trì từ những năm 90, thể hiện sự tích cực của nữ và cơ hội tham gia ít khác biệt giữa nam và nữ trong lực lượng lao động.

Trong tuyển dụng, phụ nữ thường thua thiệt hơn so với nam giới vì chức năng thiên bẩm của họ là làm vợ, làm mẹ, phải nghỉ nuôi con, không đi công tác xa hoặc đi qua đêm trong thời gian con còn nhỏ, luôn phải nghỉ việc và chăm con. Tỷ lệ phụ nữ nghỉ vì ốm đau, thai sản trong các doanh nghiệp may, sản xuất giầy trung bình 15%. Đây cũng là lý do mà phụ nữ ít có điều kiện để nâng cao nhận thức văn hoá, ngoại ngữ, tay nghề.....

Mặt khác cũng phải thấy công lao to lớn của phụ nữ trong các ngành may mặc, da giầy, làm hàng xuất khẩu, sản xuất lương thực, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, hàng thuỷ sản và lương thực Việt Nam vào hàng các nước có vị thế trên thế giới.

Để bình đẳng giới được thực hiện tốt trong các doanh nghiệp cần có các giải pháp cụ thể để đưa luật pháp vào cuộc sống, thành hiện thực:

Với phụ nữ: Phải thực sự chủ động, vươn lên trong học tập, rèn luyện, có tri thức, hiểu tâm lý tình cảm của nam giới, có phương pháp thuyết phục nam giới trong công tác và cuộc sống; chủ động tham gia đề xuất các chính sách, quy định trong nội quy quy chế, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện bình đẳng giới.

Những nội dung về bình đẳng giới đã được nêu trong các văn kiện quốc tế về các quyền con người, đặc biệt là trong công ước CEDAW và trong các công ước của tổ chức Lao động quốc tế ILO liên quan đến các quyền của người lao động cũng như trong pháp luật, chiến lược và chương trình quốc gia của Việt Nam.

Thực hiện bình đẳng giới là sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp đối với hiện thực hoá các quyền con người và ngày càng trở nên phù hợp với doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu hoá khi sự tôn trọng bình đẳng giới và tính minh bạch đối với những yếu tố xã hội, môi trường và kinh tế đã được ghi nhận rộng rãi như là những yếu tố quan trọng của các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Để bình đẳng giới được thực hiện thiết thực, công tác truyền thông phải được tiến hành cho cả nam và nữ, tránh chỉ tuyên truyền tới nữ. Những việc làm cụ thể dù là nhỏ cũng cần tiến hành ngay như: ngày 8/3, ngày 20/10...nam giới tự nguyện phục vụ phụ nữ trong các cuộc liên hoan, toạ đàm, sinh hoạt tập thể...

Các ban nữ công, đại diện phụ nữ cần có tiếng nói, đề nghị lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện như:

1. Tổng giám đốc, giám đốc điều hành ký cam kết ủng hộ đối với các nguyên tắc, biện pháp tạo điều kiện cho phụ nữ và đi tiên phong trong việc thực hiện các nhiệm vụ bình đẳng giới như:

- Không phân biệt tuyển dụng nam, nữ.

- Không phân biệt tiền lương, thu nhập,

tiền thưởng nam nữ.

- Tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, nuôi con (như trả trợ cấp nuôi con nhỏ, hỗ trợ tiền nhà trẻ hoặc xây dựng nhà giữ trẻ cho CNLĐ), tạo điều kiện cho phụ nữ chăm sóc con cái và y tế, chữa bệnh, gặp hoàn cảnh khó khăn....

- Tạo điều kiện để nam giới nghỉ trông con khi phụ nữ đã nghỉ quá ngày hoặc vì lý do sức khoẻ...

- Có đủ nhà vệ sinh kinh nguyệt, nhà vệ sinh sạch sẽ cho phụ nữ trong doanh nghiệp...

2. Đưa vào thoả ước lao động tập thể những quy định tạo điều kiện cho phụ nữ, ưu tiên cho phụ nữ, trở thành văn bản pháp lý của doanh nghiệp.

3. Hàng năm có đánh giá, tổng hợp, phân tích các số liệu thể hiện bình đẳng giới, thực hiện hiệu quả của việc tạo điều kiện, ưu tiên ....để so sánh hàng năm như: số lao động nữ được tuyển dụng, số lao động nữ có thu nhập tăng, số được lên bậc hoặc lên lương, số có thành tích, sáng kiến được áp dụng, số tiền khen thưởng....Số phụ nữ được đề bạt trong công tác...đồng thời biểu dương khen thưởng tổ chức học tập những tấm gương phụ nữ tiêu biểu điển hình.

Luật đã có, việc áp dụng luật, đưa pháp luật vào cuộc sống là trách nhiệm chung của mọi người, không thụ động ngồi chờ mà cùng nhau thực hiện bằng  những biện pháp và việc làm cụ thể, tạo thành nhận thức, thói quen để đạt được không khí tâm lý vui tươi trong đơn vị, kích thích tinh thần phấn đấu của mỗi cá nhân, tạo nên nét đẹp văn hoá, thể hiện nếp sống văn minh và cùng nhau tạo nên văn hoá thương hiệu cho doanh nghiệp, góp phần phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hoạt động công đoàn không theo lối mòn (1/24/2019 2:29:07 PM)
Hướng tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 (9/10/2018 11:50:57 AM)
Đại hội Công đoàn Ngành Công Thương Hải Dương, nhiệm kỳ 2018-2023 thành công tốt đẹp (3/29/2018 11:25:22 AM)
Công đoàn Văn phòng Sở Công Thương tổ chức thành công Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2017-2022 (11/29/2017 1:57:23 PM)
Công đoàn ngành Công Thương Hải Dương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017 (7/27/2017 9:20:12 AM)
Hướng dẫn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" (4/25/2017 4:43:19 PM)
Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam quan tâm người lao động (11/18/2016 9:43:11 AM)
Công đoàn Công ty TNHH Shints BVT Tổng kết khen thưởng cán bộ đoàn viên (1/22/2016 11:11:38 AM)
CÔNG TY TNHH MAY MẶC MAKALOT 1 TỔ CHỨC Fesstival “Đêm hội nối vòng tay lớn” (1/15/2016 11:09:08 AM)
Công ty TNHH Makalot VN 2 tổ chức "Ngày hội đoàn kết Makalot 2015” (1/11/2016 11:04:14 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong