SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Thứ 7, ngày 20/4/2024

Tin hoạt động

1/5/2012 12:00:00 AM
CON RỒNG TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM
Ở mỗi triều đại phong kiến Việt Nam, hình tượng con rồng có khác nhau chút ít nhưng đều thể hiện sự cao quý, thể hiện quyền lực. Cha ông ta từ rất xa xưa đã quan niệm về giòng giống cao quý của mình “con rồng, cháu tiên”.

Rồng là con giáp thứ năm trong 12 con giáp của vòng đời. Sau 12 năm tết Thìn lại đến với mọi người. Khác với 11 con giáp khác, Rồng là vật không có thật, là con vật tưởng tượng: chân giống thằn lằn, mình giống rắn, vây giống cá chép (do tương truyền cá chép vượt vũ môn hoá rồng) vì vậy một con rồng vẽ toàn diện không đẹp, không hấp dẫn bằng con rồng lẫn trong mây, vừa huyền ảo vừa dễ thể hiện cái đẹp của Rồng. Vì hình tượng bay bổng, lại là con vật tưởng tượng, linh thiêng nên trong văn hoá Việt Nam Rồng được tưởng tượng, ví von với những gì là quyền lực, cao quý, cao sang, cao siêu. Nhà Vua, Thiên tử, được ví như “rồng, mình rồng”, “mặt rồng", “thuyền rồng”, áo Vua mặc thêu rồng. áo Hoàng hậu thêu phượng. Rồng tượng trưng cho phái mạnh, cho quyền lực. Rồng được chạm khắc trên mái đình, trong cung điện Nhà Vua,... Trên mũ, trên kiệu của Vua. Trong tư tưởng cũng phân biệt rồng (của nhà Vua) và rồng (của nhà quan) có khác nhau. Đã có viên quan hợm hĩnh muốn tỏ ra oai phong cũng cho xây tường thành có hình rồng bao quanh, nhà Vua cho thuộc hạ tới trị tội, viên quan này phải trình bày là rồng nhà quan chỉ có 4 móng; không được như rồng nhà Vua có 5 móng, vì vậy thoát tội.

Rồng là 1 trong 4 tứ linh: Long, Li, Quy, Phượng.

Trong dân gian có những câu ca dao mượn hình rồng để giãi bày tâm trạng hay quan niệm:

“Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng

Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta”.

ở các lễ vật mừng hôn lễ thường có một bức tranh thêu con rồng quấn quýt với chim phượng hoàng, đó là lời chúc trăm năm hạnh phúc (long, phụng giao hoan).

Thái độ tôn trọng coi thường nhau cũng được mượn hình rồng để diễn tả:

“Trứng rồng lại nở ra rồng

Liu điu lại nở ra giòng liu điu”.

Hoặc mong ước:

“Một ngày tựa mạn thuyền rồng

Cũng bằng chín tháng ở trong thuyền chài”

Câu nói khách khí trách móc “Rồng đến nhà tôm”…

Ở mỗi triều đại phong kiến Việt Nam, hình tượng con rồng có khác nhau chút ít nhưng đều thể hiện sự cao quý, thể hiện quyền lực. Cha ông ta từ rất xa xưa đã quan niệm về giòng giống cao quý của mình “con rồng, cháu tiên”. Mọi người dân đều là con của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ (tiên). Các địa danh nổi tiếng của Việt nam cũng gắn với rồng: Thủ đô phong kiến “Thăng Long” (rồng bay lên). Vịnh đẹp nhất, nổi tiếng thế giới là vịnh Hạ Long (rồng nằm), chín con sông lớn nhất miền nam là Cửu Long… ngoài ra còn rất nhiều địa danh khác gắn với hình tượng rồng.

Truyền thống ấy với vận hội mới ngày nay, ngày hội Long vân, rồng gặp mây sẽ làm cho đất nước ta trở thành một con rồng mới ở châu Á và trên thế giới như các con rồng châu Á khác.

Nguồn Bài:

[Quay lại]
 In trang    Đầu trang
Các tin cùng Chuyên mục
Hoạt động công đoàn không theo lối mòn (1/24/2019 2:29:07 PM)
Hướng tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 (9/10/2018 11:50:57 AM)
Đại hội Công đoàn Ngành Công Thương Hải Dương, nhiệm kỳ 2018-2023 thành công tốt đẹp (3/29/2018 11:25:22 AM)
Công đoàn Văn phòng Sở Công Thương tổ chức thành công Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2017-2022 (11/29/2017 1:57:23 PM)
Công đoàn ngành Công Thương Hải Dương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017 (7/27/2017 9:20:12 AM)
Hướng dẫn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" (4/25/2017 4:43:19 PM)
Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam quan tâm người lao động (11/18/2016 9:43:11 AM)
Công đoàn Công ty TNHH Shints BVT Tổng kết khen thưởng cán bộ đoàn viên (1/22/2016 11:11:38 AM)
CÔNG TY TNHH MAY MẶC MAKALOT 1 TỔ CHỨC Fesstival “Đêm hội nối vòng tay lớn” (1/15/2016 11:09:08 AM)
Công ty TNHH Makalot VN 2 tổ chức "Ngày hội đoàn kết Makalot 2015” (1/11/2016 11:04:14 AM)
2Banner SanBaoCongThuongBaoNhanDanÔ tô Nga nhập khẩu nguyên chiếcAntoanthucphamBaoHaiDuongTruyenhinhHaiDuong